Những người nào không được phép tham gia đấu giá tài sản?
Những người nào không được đăng ký tham gia đấu giá tài sản?
Căn cứ quy định khoản 4 Điều 38 Luật Đấu giá tài sản 2016 những người sau đây không được đăng ký tham gia đấu giá như sau:
- Người không có năng lực hành vi dân sự, người bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc người tại thời điểm đăng ký tham gia đấu giá không nhận thức, làm chủ được hành vi của mình;
- Người làm việc trong tổ chức đấu giá tài sản thực hiện cuộc đấu giá; cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh ruột, chị ruột, em ruột của đấu giá viên điều hành cuộc đấu giá; người trực tiếp giám định, định giá tài sản; cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh ruột, chị ruột, em ruột của người trực tiếp giám định, định giá tài sản;
- Người được chủ sở hữu tài sản ủy quyền xử lý tài sản, người có quyền quyết định bán tài sản, người ký hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản, người có quyền quyết định bán tài sản của người khác theo quy định của pháp luật;
- Cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh ruột, chị ruột, em ruột của Người được chủ sở hữu tài sản ủy quyền xử lý tài sản, người có quyền quyết định bán tài sản, người ký hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản, người có quyền quyết định bán tài sản của người khác theo quy định của pháp luật;
- Người không có quyền mua tài sản đấu giá theo quy định của pháp luật áp dụng đối với loại tài sản đó.
Những người nào không được phép tham gia đấu giá tài sản? (Hình từ internet)
Quy chế cuộc đấu giá quy định như thế nào?
Căn cứ quy định Điều 34 Luật Đấu giá tài sản 2016 quy định về quy chế cuộc đấu giá như sau:
Quy chế cuộc đấu giá
1. Tổ chức đấu giá tài sản ban hành Quy chế cuộc đấu giá áp dụng cho từng cuộc đấu giá trước ngày niêm yết việc đấu giá tài sản.
2. Quy chế cuộc đấu giá bao gồm những nội dung chính sau đây:
a) Tên tài sản hoặc danh mục tài sản, số lượng, chất lượng của tài sản đấu giá; nơi có tài sản đấu giá; giấy tờ về quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với tài sản đấu giá;
b) Thời gian, địa điểm xem tài sản đấu giá;
c) Thời gian, địa điểm bán hồ sơ tham gia đấu giá;
d) Giá khởi điểm của tài sản đấu giá trong trường hợp công khai giá khởi điểm;
đ) Tiền mua hồ sơ tham gia đấu giá, tiền đặt trước;
e) Thời gian, địa điểm, điều kiện, cách thức đăng ký tham gia đấu giá;
g) Thời gian, địa điểm tổ chức cuộc đấu giá;
h) Hình thức đấu giá, phương thức đấu giá;
i) Các trường hợp bị truất quyền tham gia đấu giá; các trường hợp không được nhận lại tiền đặt trước.
3. Tổ chức đấu giá tài sản có trách nhiệm thông báo công khai Quy chế cuộc đấu giá.
Như vậy, quy chế cuộc đấu giá được quy định như sau:
- Tổ chức đấu giá tài sản ban hành Quy chế cuộc đấu giá áp dụng cho từng cuộc đấu giá trước ngày niêm yết việc đấu giá tài sản.
- Quy chế cuộc đấu giá bao gồm những nội dung chính sau đây:
+ Tên tài sản hoặc danh mục tài sản, số lượng, chất lượng của tài sản đấu giá; nơi có tài sản đấu giá; giấy tờ về quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với tài sản đấu giá;
+ Thời gian, địa điểm xem tài sản đấu giá;
+ Thời gian, địa điểm bán hồ sơ tham gia đấu giá;
+ Giá khởi điểm của tài sản đấu giá trong trường hợp công khai giá khởi điểm;
+ Tiền mua hồ sơ tham gia đấu giá, tiền đặt trước;
+ Thời gian, địa điểm, điều kiện, cách thức đăng ký tham gia đấu giá;
+ Thời gian, địa điểm tổ chức cuộc đấu giá;
+ Hình thức đấu giá, phương thức đấu giá;
+ Các trường hợp bị truất quyền tham gia đấu giá; các trường hợp không được nhận lại tiền đặt trước.
- Tổ chức đấu giá tài sản có trách nhiệm thông báo công khai Quy chế cuộc đấu giá.
Cuộc đấu giá tài sản phải được diễn ra theo các nguyên tắc như thế nào?
Căn cứ quy định Điều 6 Luật Đấu giá tài sản 2016 quy định về nguyên tắc đấu giá tài sản như sau:
Nguyên tắc đấu giá tài sản
1. Tuân thủ quy định của pháp luật.
2. Bảo đảm tính độc lập, trung thực, công khai, minh bạch, công bằng, khách quan.
3. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người có tài sản đấu giá, người tham gia đấu giá, người trúng đấu giá, người mua được tài sản đấu giá, tổ chức đấu giá tài sản, đấu giá viên.
4. Cuộc đấu giá phải do đấu giá viên điều hành, trừ trường hợp cuộc đấu giá do Hội đồng đấu giá tài sản thực hiện.
Như vậy, nguyên tắc đấu giá tài sản như sau:
- Tuân thủ quy định của pháp luật.
- Bảo đảm tính độc lập, trung thực, công khai, minh bạch, công bằng, khách quan.
- Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người có tài sản đấu giá, người tham gia đấu giá, người trúng đấu giá, người mua được tài sản đấu giá, tổ chức đấu giá tài sản, đấu giá viên.
- Cuộc đấu giá phải do đấu giá viên điều hành, trừ trường hợp cuộc đấu giá do Hội đồng đấu giá tài sản thực hiện.
Xem thêm các bài viết có liên quan:
Trình tự tổ chức đấu giá bằng hình thức đấu giá trực tuyến được sửa đổi từ ngày 01/09/2023?
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 TP Hà Nội?
- Tốt nghiệp THPT năm 2025 giảm môn thi từ 06 môn còn 04 môn đúng không?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng mấy dương lịch? Xem lịch âm Tháng 12 2024 chi tiết?
- Tỉnh Bình Định có đường bờ biển dài bao nhiêu km? Tỉnh Bình Định mấy sân bay?
- Năm 2025 có bao nhiêu ngày? Lịch vạn niên 2025 - Xem lịch âm dương?