Hợp đồng bảo hiểm hưu trí có những quyền lợi bảo hiểm cơ bản như thế nào?
Bảo hiểm hưu trí là gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 2 Thông tư 115/2013/TT-BTC định nghĩa bảo hiểm hưu trí:
Bảo hiểm hưu trí
1. Bảo hiểm hưu trí là sản phẩm bảo hiểm nhân thọ do doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện nhằm cung cấp thu nhập bổ sung cho người được bảo hiểm khi hết tuổi lao động.
...
Như vậy, bảo hiểm hưu trí là là sản phẩm bảo hiểm nhân thọ do doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện nhằm cung cấp thu nhập bổ sung cho người được bảo hiểm khi hết tuổi lao động.
Hợp đồng bảo hiểm hưu trí có những quyền lợi bảo hiểm cơ bản như thế nào? (Hình từ Internet)
Hợp đồng bảo hiểm hưu trí có những quyền lợi bảo hiểm cơ bản như thế nào?
Căn cứ Điều 115 Nghị định 46/2023/NĐ-CP quy định quyền lợi bảo hiểm cơ bản của hợp đồng bảo hiểm hưu trí như sau:
Doanh nghiệp bảo hiểm được chủ động thiết kế sản phẩm bảo hiểm hưu trí nhưng phải bao gồm quyền lợi hưu trí định kỳ và quyền lợi bảo hiểm rủi ro theo quy định.
- Đối với quyền lợi hưu trí định kỳ, doanh nghiệp bảo hiểm phải bảo đảm:
+ Quyền lợi hưu trí được chi trả định kỳ đến khi người được bảo hiểm tử vong hoặc tối thiểu 10 năm, tùy theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm;
+ Doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm thoả thuận về mức hưởng quyền lợi hưu trí mỗi kỳ, số kỳ nhận quyền lợi hưu trí;
+ Tính lãi tích luỹ từ phần quyền lợi hưu trí chưa chi trả cho bên mua bảo hiểm, nhưng không thấp hơn lãi suất đầu tư cam kết tối thiểu thoả thuận tại hợp đồng bảo hiểm.
- Đối với quyền lợi bảo hiểm rủi ro, doanh nghiệp bảo hiểm phải đảm bảo bên mua bảo hiểm được hưởng trong thời hạn đóng phí bảo hiểm và có thể tiếp tục cung cấp quyền lợi này trong thời gian nhận quyền lợi hưu trí, tuỳ theo thoả thuận tại hợp đồng bảo hiểm.
Quyền lợi bảo hiểm rủi ro bao gồm tối thiểu các quyền lợi sau:
+ Quyền lợi trợ cấp mai táng:
Khi nhận được yêu cầu thanh toán quyền lợi bảo hiểm tử vong, bất kể thuộc phạm vi bảo hiểm hay không, doanh nghiệp bảo hiểm phải chi trả ngay khoản trợ cấp mai táng cho người thụ hưởng số tiền theo thoả thuận tại hợp đồng bảo hiểm.
+ Quyền lợi bảo hiểm tử vong và quyền lợi thương tật toàn bộ vĩnh viễn:
Khi người được bảo hiểm tử vong hoặc thương tật toàn bộ vĩnh viễn thuộc phạm vi bảo hiểm và trong thời hạn quy định, doanh nghiệp bảo hiểm chi trả cho người thụ hưởng số tiền bảo hiểm theo thoả thuận tại hợp đồng bảo hiểm;
Bên mua bảo hiểm được lựa chọn số tiền bảo hiểm khi giao kết hợp đồng bảo hiểm và được điều chỉnh số tiền bảo hiểm trong thời gian hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm.
Quỹ hưu trí tự nguyện được thiết lập và quản lý như thế nào?
Căn cứ Điều 116 Nghị định 46/2023/NĐ-CP quy định về thiết lập và quản lý quỹ hưu trí tự nguyện như sau:
- Khi triển khai bảo hiểm hưu trí, doanh nghiệp bảo hiểm phải thiết lập quỹ hưu trí tự nguyện.
- Theo dõi, tách và hạch toán riêng doanh thu, chi phí, tài sản và nguồn vốn của quỹ hưu trí tự nguyện với các quỹ chủ hợp đồng khác và quỹ chủ sở hữu.
- Quỹ hưu trí tự nguyện được hình thành từ phí bảo hiểm và nguồn đóng góp của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ theo quy định
- Khi thiết lập quỹ hưu trí tự nguyện, doanh nghiệp bảo hiểm phải sử dụng quỹ chủ sở hữu đóng góp vào quỹ hưu trí tự nguyện không thấp hơn 200 tỷ đồng Việt Nam và phải duy trì tối thiểu 200 tỷ đồng Việt Nam tại quỹ này.
- Doanh nghiệp bảo hiểm được hưởng phần lãi suất đầu tư đối với phần đóng góp này tương ứng với lãi suất đầu tư công bố của quỹ hưu trí tự nguyện.
- Quỹ hưu trí tự nguyện được đầu tư phù hợp quy định hạn mức đầu tư theo quy định
- Doanh nghiệp bảo hiểm không được sử dụng tài sản của quỹ hưu trí tự nguyện để chi trả các khoản tiền phạt do vi phạm pháp luật, các khoản nợ và các giao dịch không liên quan đến quỹ hưu trí tự nguyện.
- Toàn bộ tài sản hình thành từ nguồn phí bảo hiểm phân bổ cho Chủ hợp đồng của quỹ hưu trí tự nguyện thuộc về người được bảo hiểm.
Hạn mức đầu tư của quỹ hưu trí tự nguyện được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 117 Nghị định 46/2023/NĐ-CP quy định hạn mức đầu tư của quỹ hưu trí tự nguyện như sau:
- Hạn mức đầu tư vào từng danh mục tài sản đầu tư của quỹ hưu trí tự nguyện phải phù hợp với chính sách đầu tư, mục tiêu đầu tư quy định tại phương pháp, cơ sở tính phí của sản phẩm đã đăng ký với Bộ Tài chính và theo quy định của pháp luật.
- Việc đầu tư tài sản của quỹ hưu trí tự nguyện phải đảm bảo tuân thủ quy định chung về nguyên tắc đầu tư theo quy định
- Hạn mức đầu tư của quỹ hưu trí tự nguyện:
+ Gửi tiền tại tổ chức tín dụng: không hạn chế nhưng tối đa 20% tổng giá trị tài sản đầu tư của quỹ hưu trí tự nguyện vào một tổ chức tín dụng;
+ Công cụ nợ của Chính phủ: không hạn chế và bảo đảm tối thiểu 40% tổng giá trị tài sản đầu tư của quỹ hưu trí tự nguyện;
+ Trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, trái phiếu chính quyền địa phương, trái phiếu doanh nghiệp có bảo đảm: tối đa 25% tổng giá trị tài sản đầu tư của quỹ hưu trí tự nguyện;
+ Cổ phiếu (trừ cổ phiếu của các công ty chứng khoán, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính), trái phiếu doanh nghiệp không có bảo đảm, góp vốn vào các doanh nghiệp khác: tối đa 20% tổng giá trị tài sản đầu tư của quỹ hưu trí tự nguyện;
+ Đầu tư vào cổ phiếu đã phát hành của một doanh nghiệp, trái phiếu doanh nghiệp: tối đa 5% khối lượng mỗi lần phát hành và tối đa 5% tổng giá trị tài sản đầu tư của quỹ hưu trí tự nguyện;
+ Tài sản đầu tư ngoài quy định trên: 0% tổng giá trị tài sản đầu tư của quỹ hưu trí tự nguyện.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 TP Hà Nội?
- Tốt nghiệp THPT năm 2025 giảm môn thi từ 06 môn còn 04 môn đúng không?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng mấy dương lịch? Xem lịch âm Tháng 12 2024 chi tiết?
- Tỉnh Bình Định có đường bờ biển dài bao nhiêu km? Tỉnh Bình Định mấy sân bay?
- Năm 2025 có bao nhiêu ngày? Lịch vạn niên 2025 - Xem lịch âm dương?