Từ ngày 15/08/2023, trưng cầu giám định trong hoạt động thanh tra được thực hiện khi nào?
Từ ngày 15/08/2023, trưng cầu giám định trong hoạt động thanh tra được thực hiện khi nào?
Ngày 30/6/2023, Chính phủ ban hành Nghị định 43/2023/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thanh tra 2022.
Căn cứ Điều 34 Nghị định 43/2023/NĐ-CP quy định việc trưng cầu giám định:
Trưng cầu giám định
1. Khi xét thấy cần có sự đánh giá về nội dung liên quan đến chuyên môn, kỹ thuật làm căn cứ cho việc kết luận thì người ra quyết định thanh tra yêu cầu cơ quan, tổ chức có chuyên môn cùng cấp giám định về nội dung đó.
2. Cơ quan thực hiện chức năng thanh tra có văn bản yêu cầu cơ quan, tổ chức có chuyên môn thực hiện việc giám định trong đó nêu rõ nội dung cần giám định và thời hạn thực hiện giám định.
Như vậy, giám định trong hoạt động thanh tra được thực hiện khi xét thấy cần có sự đánh giá về nội dung liên quan đến chuyên môn, kỹ thuật làm căn cứ cho việc kết luận thì người ra quyết định thanh tra yêu cầu cơ quan, tổ chức có chuyên môn cùng cấp giám định về nội dung đó.
Cơ quan thực hiện chức năng thanh tra có văn bản yêu cầu cơ quan, tổ chức có chuyên môn thực hiện việc giám định trong đó nêu rõ nội dung cần giám định và thời hạn thực hiện giám định
Từ ngày 15/08/2023, giám định trong hoạt động thanh tra được thực hiện khi nào?(Hình từ Internet)
Cơ quan nào thực hiện giám định trong hoạt động thanh tra?
Tại Điều 35 Nghị định 43/2023/NĐ-CP quy định cơ quan thực hiện giám định trong hoạt động thanh tra như sau:
Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc tương đương, các đơn vị sự nghiệp công lập hoặc tổ chức giám định ngoài công lập thực hiện việc giám định theo yêu cầu của các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra.
Ngoài ra tại Điều 36 Nghị định 43/2023/NĐ-CP quy định quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giám định:
Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giám định có quyền:
- Thành lập Hội đồng giám định gồm những người có trình độ chuyên môn phù hợp với nội dung được yêu cầu giám định;
- Lựa chọn phương pháp cần thiết, phù hợp để tiến hành giám định theo nội dung được yêu cầu giám định;
- Sử dụng kết quả giám định để đưa ra kết luận giám định;
- Từ chối thực hiện giám định trong các trường hợp sau:
+ Nội dung yêu cầu giám định không phù hợp với phạm vi chuyên môn hoặc không có đủ năng lực, điều kiện cần thiết cho việc thực hiện giám định;
+ Thời gian không đủ để thực hiện giám định;
+ Tính độc lập, khách quan của việc thực hiện giám định không được bảo đảm.
Trường hợp từ chối giám định thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu giám định, phải thông báo cho cơ quan thực hiện chức năng thanh tra yêu cầu giám định bằng văn bản và nêu rõ lý do;
- Được nhận thù lao giám định.
Cơ quan, tổ chức giám định có nghĩa vụ:
- Thực hiện việc giám định theo đúng nội dung và thời gian theo yêu cầu giám định;
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, khách quan, kịp thời của kết quả giám định;
- Không được thông báo kết quả giám định cho bên thứ ba.
Thời gian thực hiện giám định trong hoạt động thanh tra là bao lâu?
Thời gian thực hiện giám định trong hoạt động thanh tra được quy định Điều 37 Nghị định 43/2023/NĐ-CP như sau:
- Thời gian giám định do người ra quyết định thanh tra quyết định.
- Trường hợp có vấn đề phát sinh hoặc có cơ sở cho rằng vụ việc giám định không thể hoàn thành đúng thời hạn thì cơ quan, tổ chức thực hiện giám định phải kịp thời thông báo bằng văn bản, nêu rõ lý do cho cơ quan thực hiện chức năng thanh tra và thời gian dự kiến hoàn thành, ra kết luận giám định
Kết luận giám định trong hoạt động thanh tra có các nội dung sau: (quy định tại Điều 38 Nghị định 43/2023/NĐ-CP)
- Cơ quan, tổ chức thực hiện giám định;
- Tên cơ quan yêu cầu giám định;
- Thông tin xác định đối tượng giám định;
- Thời gian nhận văn bản trưng cầu, yêu cầu giám định;
- Nội dung yêu cầu giám định;
- Phương pháp thực hiện giám định;
- Kết luận rõ ràng, cụ thể về nội dung chuyên môn của đối tượng cần giám định theo yêu cầu giám định;
- Thời gian, địa điểm thực hiện, hoàn thành việc giám định.
Kinh phí trưng cầu giám định do cơ quan tiến hành thanh tra chi trả và được lấy từ nguồn ngân sách nhà nước.
Trường hợp đối tượng thanh tra có sai phạm thì kinh phí giám định do đối tượng thanh tra chi trả, trừ trường hợp luật có quy định khác.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?