Đăng ký kinh doanh ngành nghề tư vấn pháp luật, dịch vụ pháp lý như thế nào?
Đăng ký kinh doanh ngành nghề tư vấn pháp luật, dịch vụ pháp lý như thế nào?
Theo Điều 2 Công văn 4750/BKHĐT-ĐKKD năm 2020 hướng dẫn đăng ký kinh doanh ngành nghề tư vấn pháp luật, dịch vụ pháp lý như sau:
2. Đối với ngành, nghề kinh doanh “tư vấn pháp luật”, “dịch vụ pháp lý”
- Trường hợp doanh nghiệp đăng ký kinh doanh ngành nghề bao gồm cụm từ “tư vấn pháp luật”, “dịch vụ pháp lý” thì phải đảm bảo đủ điều kiện theo quy định của Luật Luật sư và thực hiện đăng ký tại Sở Tư pháp theo đúng quy định của Luật Luật sư và Nghị quyết số 65/2006/NQ-QH11, không thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp đối với ngành, nghề này theo quy định của Luật Doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành tại Cơ quan đăng ký kinh doanh.
- Trường hợp doanh nghiệp đăng ký kinh doanh hoạt động tư vấn và dịch vụ khác mà ngành, nghề kinh doanh không bao gồm cụm từ “tư vấn pháp luật”, “dịch vụ pháp lý” (ví dụ: tư vấn tài chính; tư vấn thuế; tư vấn đăng ký doanh nghiệp; tư vấn du học; dịch vụ xin visa, giấy phép lao động, thể tạm trú cho người nước ngoài...) thì thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành tại Cơ quan đăng ký kinh doanh.
Như vậy, việc đăng ký kinh doanh ngành nghề tư vấn pháp luật và dịch vụ pháp lý phải được thực hiện theo các điều kiện quy định tại Luật Luật sư 2006.
Ngoài ra việc đăng ký được tiến hành tại Sở Tư pháp căn cứ theo Luật Luật sư 2006 và Nghị quyết 65/2006/NQ-QH11, không được thực hiện đăng ký doanh nghiệp đối với ngành nghề tư vấn pháp luật và dịch vụ pháp ký theo quy định của Luật Doanh nghiệp và các văn bản pháp luật hướng dẫn thi hành tại Cơ quan đăng ký kinh doanh.
Mặt khác, doanh nghiệp đăng ký ngành nghề tư vấn và dịch vụ khác như: tư vấn đăng ký doanh nghiệp, tài chính, dịch vụ xin visa,...thì thực hiện đăng ký theo quy định Luật Doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn liên quan.
Đăng ký kinh doanh ngành nghề tư vấn pháp luật, dịch vụ pháp lý như thế nào? (Hình từ Internet).
Để thành lập trung tâm tư vấn pháp luật cần đáp ứng điều kiện gì?
Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 77/2008/NĐ-CP quy định về điều kiện thành lập Trung tâm tư vấn pháp luật như sau:
Điều kiện thành lập Trung tâm tư vấn pháp luật
1. Có ít nhất hai tư vấn viên pháp luật hoặc tư vấn viên pháp luật và một luật sư hành nghề với tư cách cá nhân làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hai luật sư hành nghề với tư cách cá nhân làm việc theo hợp đồng lao động.
2. Có trụ sở làm việc của Trung tâm.
Ngoài ra theo Điều 12 Nghị định 77/2008/NĐ-CP quy định về thành lập Trung tâm tư vấn pháp luật
Thành lập Trung tâm tư vấn pháp luật
1. Tổ chức chủ quản ra Quyết định thành lập Trung tâm tư vấn pháp luật Quyết định thành lập Trung tâm tư vấn pháp luật do người đứng đầu tổ chức chủ quản ký và có nội dung chính sau đây:
a) Tên gọi của Trung tâm tư vấn pháp luật;
b) Mục đích, nhiệm vụ của Trung tâm tư vấn pháp luật;
c) Lĩnh vực hoạt động của Trung tâm tư vấn pháp luật.
2. Tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp cấp trung ương, cấp ngành được thành lập Trung tâm tư vấn pháp luật trong phạm vi cả nước.
Tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp cấp tỉnh, cấp huyện được thành lập Trung tâm tư vấn pháp luật trong phạm vi địa phương mình.
Cơ sở đào tạo, cơ sở nghiên cứu chuyên ngành được thành lập Trung tâm tư vấn pháp luật trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nơi đặt trụ sở của cơ sở đó.
3. Tên gọi của Trung tâm tư vấn pháp luật phải bao gồm cụm từ “Trung tâm tư vấn pháp luật” và thể hiện được tên của tổ chức chủ quản. Trong trường hợp một tổ chức chủ quản thành lập từ hai Trung tâm tư vấn pháp luật trở lên, thì tên gọi của các Trung tâm này phải có sự phân biệt với nhau.
Theo đó, để đăng ký thành lập trung tâm tư vấn pháp luật cần đáp ứng các điều kiện sau:
(1) Nhân sự:
- Có ít nhất 02 tư vấn viên pháp luật hoặc tư vấn viên pháp luật.
- Có 01 luật sư hành nghề với tư cách cá nhân làm việc theo hợp đồng lao động hoặc 02 luật sư hành nghề với tư cách cá nhân làm việc theo hợp đồng lao động.
(2) Trụ sở làm việc của Trung Tâm.
(3) Quyết định thành lập Trung tâm tư vấn pháp luật do người đứng đầu tổ chức chủ quản ký bao gồm các nội dung như sau:
- Tên gọi của Trung tâm tư vấn pháp luật.
- Mục đích, nhiệm vụ của Trung tâm tư vấn pháp luật.
- Lĩnh vực hoạt động của Trung tâm tư vấn pháp luật.
(4) Tên gọi của Trung tâm tư vấn pháp luật phải bao gồm cụm từ “Trung tâm tư vấn pháp luật” và thể hiện được tên của tổ chức chủ quản.
Trung tâm tư vấn pháp luật có nghĩa vụ như thế nào?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định 77/2008/NĐ-CP thì trung tâm tư vấn pháp luật có các nghĩa vụ sau đây:
- Tuân theo quy định của Nghị định 77/2008/NĐ-CP và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan của pháp luật về luật sư, trợ giúp pháp lý.
- Chịu trách nhiệm về việc sử dụng tư vấn viên pháp luật, luật sư, cộng tác viên tư vấn pháp luật của Trung tâm.
- Có nghĩa vụ phải báo cáo Sở tư pháp, nơi đặt trụ sở của Trung tâm.
- Báo cáo tổ chức chủ quản về tổ chức và hoạt động của Trung tâm theo định kỳ hàng năm hoặc theo yêu cầu trong trường hợp đột xuất.
- Bồi thường thiệt hại do lỗi của tư vấn viên pháp luật, luật sư, cộng tác viên tư vấn pháp luật của Trung tâm gây ra trong hoạt động tư vấn pháp luật.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Năm 2024, kỷ niệm bao nhiêu năm Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc (18/11/1930 - 18/11/2024)?
- 12 dịch vụ tại cảng biển thuộc diện kê khai giá từ ngày 15/01/2025?
- Mẫu đơn giải trình Đảng viên sinh con thứ 3 mới nhất năm 2024?
- Tỉnh Bắc Kạn có bao nhiêu huyện và thành phố? Tỉnh Bắc Kạn giáp tỉnh nào?
- Lập xuân 2025 vào ngày nào? Ngày Lập xuân bắt đầu và kết thúc vào ngày nào?