Chặt phá hoa màu trên đất trồng của người khác bị xử lý như thế nào?

Cho hỏi: Chặt phá hoa màu trên đất trồng của người khác bị xử lý như thế nào? Câu hỏi của chị Huyền (Hải Dương)

Đất trồng hoa màu thuộc nhóm đất nào?

Theo khoản 1 Điều 10 Luật Đất đai 2013 quy định về đất nông nghiệp như sau:

Phân loại đất
Căn cứ vào mục đích sử dụng, đất đai được phân loại như sau:
1. Nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:
a) Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác;
b) Đất trồng cây lâu năm;
c) Đất rừng sản xuất;
d) Đất rừng phòng hộ;
đ) Đất rừng đặc dụng;
e) Đất nuôi trồng thủy sản;
g) Đất làm muối;
h) Đất nông nghiệp khác gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh;

Như vậy, hiện nay Luật Đất đai 2013 không quy định cụ thể đất trồng hoa mà là đất nào. Tuy nhiên, có thể hiểu đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác.

Do đó, có thể căn cứ vào thực tế đất trồng hoa màu cũng là đất nông nghiệp dùng để trồng các loại cây hoa màu khác như khoai, sắn,... và không quá 01 năm sẽ thu hoạch mà không chỉ duy nhất là lúa.

Chặt phá hoa màu trên đất trồng của người khác bị xử lý như thế nào?

Chặt phá hoa màu trên đất trồng của người khác bị xử lý như thế nào? (Hình từ Internet)

Chặt phá hoa màu trên đất trồng của người khác bị xử lý như thế nào?

Căn cứ tại Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP về việc xử lý vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của tổ chức, cá nhân khác cụ thể như sau:

Vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của tổ chức, cá nhân khác
...
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của cá nhân, tổ chức, trừ trường hợp vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 Điều 21 Nghị định này;
b) Dùng thủ đoạn hoặc tạo ra hoàn cảnh để buộc người khác đưa tiền, tài sản;
c) Gian lận hoặc lừa đảo trong việc môi giới, hướng dẫn giới thiệu dịch vụ mua, bán nhà, đất hoặc các tài sản khác;
d) Mua, bán, cất giữ hoặc sử dụng tài sản của người khác mà biết rõ tài sản đó do vi phạm pháp luật mà có;
đ) Sử dụng, mua, bán, thế chấp, cầm cố trái phép hoặc chiếm giữ tài sản của người khác;
e) Cưỡng đoạt tài sản nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 và các điểm a, b, c và đ khoản 2 Điều này;
b) Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các điểm c, d và đ khoản 2 Điều này;
b) Buộc trả lại tài sản do chiếm giữ trái phép đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm đ và e khoản 2 Điều này;
c) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.

Như vậy, đối với việc chặt phá hoa màu trên đất trồng của người khác sẽ bị xử phạt hành chính với số tiền từ 3.000.000 đến 5.000.000 đồng và buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu.

Ngoài ra, người có hành vi hủy hoại hoa màu trên đất trồng của người khác còn phải có trách nhiệm khôi phục lại tình trạng ban đầu hoặc phải bồi thường thiệt hại cho hành vi phá hoại tài sản của người khác.

Lưu ý: Mức phạt tiền về hành vi vi phạm hành chính này là mức phạt được áp dụng đối với cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm mức phạt tiền sẽ gấp 02 đối với cá nhân.

Chặt phá hoa màu trên đất trồng của người khác dưới 2.000.000 đồng bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Theo khoản 1 Điều 178 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 36 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản như sau:

Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản
1. Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
đ) Tài sản là di vật, cổ vật.
...

Như vậy, trường hợp chặt phá hoa màu trên đất trồng của người khác dưới 2.000.000 đồng vẫn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi:

- Đã bị xử phạt vi phạm hành chính một lần nhưng tiếp tục vi phạm.

- Đã bị kết án về phá hoại tài sản của người khác chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

- Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

- Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.

Trân trọng!

Đất trồng cây hàng năm
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Đất trồng cây hàng năm
Hỏi đáp Pháp luật
Cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp có được nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa không?
Hỏi đáp Pháp luật
Chặt phá hoa màu trên đất trồng của người khác bị xử lý như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Đất trồng cây hàng năm
Nguyễn Trần Cao Kỵ
2,081 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Đất trồng cây hàng năm

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Đất trồng cây hàng năm

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào