Công tác phòng chống thiên tai bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản của Nhân dân trước và trong mùa mưa lũ năm 2023?

Cho tôi hỏi công tác phòng chống thiên tai bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản của Nhân dân trước và trong mùa mưa lũ năm 2023? Câu hỏi từ anh Năm (Lâm Đồng)

Chiến lược Quốc gia về phòng, chống thiên tai được quy định như thế nào?

Căn cứ Điều 14 Luật Phòng, chống thiên tai 2013 quy định chiến lược Quốc gia về phòng, chống thiên tai:

Chiến lược quốc gia về phòng, chống thiên tai
1. Chiến lược quốc gia về phòng, chống thiên tai được xây dựng theo chu kỳ 10 năm, tầm nhìn 20 năm và được cập nhật, điều chỉnh định kỳ 05 năm hoặc khi có biến động lớn về thiên tai.
2. Chiến lược quốc gia về phòng, chống thiên tai phải xác định mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp, chương trình, đề án, dự án trọng điểm và việc tổ chức thực hiện phòng, chống thiên tai trên phạm vi cả nước.
3. Chiến lược quốc gia về phòng chống thiên tai được xây dựng trên cơ sở sau đây:
a) Chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống thiên tai và phát triển kinh tế - xã hội;
b) Thực tiễn hoạt động phòng, chống thiên tai của quốc gia;
c) Kết quả xác định, đánh giá, phân vùng rủi ro thiên tai, diễn biến thiên tai và biến đổi khí hậu;
d) Nguồn lực cho hoạt động phòng, chống thiên tai;
đ) Nhu cầu và khả năng thích ứng của cộng đồng trước thiên tai.
4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, địa phương xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về phòng, chống thiên tai.

Như vậy, chiến lược Quốc gia về phòng chống thiên tai được quy định như sau:

- Chiến lược quốc gia về phòng chống thiên tai được xây dựng theo chu kỳ 10 năm, tầm nhìn 20 năm và được cập nhật, điều chỉnh định kỳ 05 năm hoặc khi có biến động lớn về thiên tai.

- Chiến lược quốc gia về phòng chống thiên tai phải xác định mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp, chương trình, đề án, dự án trọng điểm và việc tổ chức thực hiện phòng chống thiên tai trên phạm vi cả nước.

- Chiến lược quốc gia về phòng chống thiên tai được xây dựng trên cơ sở sau đây:

+ Chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống thiên tai và phát triển kinh tế - xã hội;

+ Thực tiễn hoạt động phòng chống thiên tai của quốc gia;

+ Kết quả xác định, đánh giá, phân vùng rủi ro thiên tai, diễn biến thiên tai và biến đổi khí hậu;

+ Nguồn lực cho hoạt động phòng chống thiên tai;

+ Nhu cầu và khả năng thích ứng của cộng đồng trước thiên tai.

- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, địa phương xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về phòng, chống thiên tai.

Công tác phòng chống thiên tai bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản của Nhân dân trước và trong mùa mưa lũ năm 2023?(Hình từ Internet)

Nhiệm vụ Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo cơ quan chức năng và lực lượng phòng, chống thiên tai tại cơ sở là gì?

Ngày 01/7/2023, Thủ tướng Chính phủ ban hành Công điện 607/CĐ-TTg năm 2023 yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương chủ động phòng, chống sạt lở, bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản của Nhân dân trước và trong mùa mưa lũ.

Nhiệm vụ Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:

- Tổ chức kiểm tra, rà soát các khu dân cư, trường học, cơ sở y tế, trụ sở cơ quan, doanh trại ven sông, suối, kênh, rạch, ven biển, khu vực sườn dốc để kịp thời phát hiện khu vực có nguy cơ xảy ra sạt lở khi mưa lớn;

- Kiên quyết tổ chức di dời hoặc có phương án chủ động chống sạt lở, sơ tán khi có tình huống xấu nhằm bảo đảm an toàn tính mạng, hạn chế thiệt hại về tài sản cho người dân và cơ sở hạ tầng.

- Quản lý chặt chẽ, tăng cường kiểm tra, giám sát việc cấp phép, khai thác cát, sỏi trên sông, suối, kênh, rạch để hạn chế xảy ra sạt lở

- Bảo đảm nguồn cung vật liệu xây dựng, nhất là cho các dự án trọng điểm quốc gia, các dự án hạ tầng giao thông

- Xử lý nghiêm các trường hợp khai thác, tập kết cát, sỏi, vật liệu xây dựng trái phép theo đúng quy định của pháp luật.

- Kiểm tra công tác bảo đảm an toàn tại các công trường đang xây dựng, nhất là các công trình xây dựng ở khu dân cư ven sông, suối, kênh rạch, sườn dốc;

- Đình chỉ việc xây dựng công trình nếu không bảo đảm an toàn hoặc có nguy cơ gây sạt lở, ảnh hưởng đến dòng chảy, thoát lũ.

- Về lâu dài, phải kiểm soát chặt chẽ công tác quy hoạch, xây dựng nhà cửa, công trình ven sông, suối, kênh rạch, ven biển nhằm khắc phục tình trạng nhà cửa, công trình lấn chiếm dòng chảy, tăng nguy cơ bị ảnh hưởng do sạt lở đất;

- Chủ động rà soát, sắp xếp lại dân cư tại các khu vực không bảo đảm an toàn, ảnh hưởng đến dòng chảy hoặc có nguy cơ sạt lở cao ven sông, suối, kênh rạch, ven biển, nhất là đối với vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Nhiệm vụ của Bộ Tài nguyên và môi trường trong công tác phòng, chống sạt lở, bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản trước và trong mùa mưa lũ như thế nào?

Trong Công điện 607/CĐ-TTg năm 2023, Thủ tướng Chính phủ quy định nhiệm vụ của Bộ Tài Nguyên và môi trường được quy định như sau:

- Phối hợp chặt chẽ với Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam và các phương tiện thông tin đại chúng khác ở trung ương và địa phương tăng cường phổ biến kiến thức, hướng dẫn người dân kỹ năng nhận biết dấu hiệu có thể xảy ra sạt lở đất, sạt lở bờ sông, bờ biển để người dân chủ động sơ tán, di dời trước khi sạt lở đất xảy ra.

- Chỉ đạo các địa phương quản lý chặt chẽ việc khai thác cát, sỏi trên sông theo đúng quy định của pháp luật

- Bảo đảm nguồn vật liệu xây dựng cho các dự án trọng điểm quốc gia, dự án hạ tầng giao thông theo đúng chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;

- Tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm trong hoạt động cấp phép, khai thác cát sỏi.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có những nhiệm vụ gì trong công tác phòng, chống sạt lở, bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản của Nhân dân trước và trong mùa mưa lũ năm 2023?

Nhiệm vụ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được Thủ tướng Chính phủ quy định trong Công điện 607/CĐ-TTg năm 2023:

- Xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu về sạt lở;

- Tổng hợp tình hình sạt lở ở các địa phương, nhất là khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo quy định.

- Phối hợp chặt chẽ với Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam và các phương tiện thông tin đại chúng khác ở trung ương và địa phương tăng cường phổ biến pháp luật về phòng, chống thiên tai, sạt lở, hướng dẫn địa phương và người dân kỹ năng ứng phó khi sạt lở.

- Chỉ đạo, đôn đốc các địa phương triển khai các biện pháp cấp bách phòng, chống sạt lở

- Thực hiện Đề án phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;

- Tiếp tục đẩy mạnh trồng cây chắn sóng, trồng rừng ngập mặn ven biển để phòng, chống sạt lở.

- Phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau và các cơ quan có liên quan nghiên cứu kỹ, đề xuất dự án hoặc cơ chế chính sách thí điểm nhằm huy động nguồn lực ngoài ngân sách đầu tư công trình phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển, kết hợp khai thác hiệu quả nguồn lực đất đai.

Các cơ quan, ban ngành khác có nhiệm vụ gì trong công tác phòng, chống sạt lở, bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản của Nhân dân trước và trong mùa mưa lũ?

Ngoài ra, trong Công điện 607/CĐ-TTg năm 2023 quy định nhiệm vụ của các cơ quan ban ngành khác như sau:

Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo kiểm tra, rà soát, phát hiện, xử lý kịp thời các khu vực có nguy cơ sạt lở nhằm bảo đảm an toàn giao thông thông suốt trên các tuyến cao tốc, quốc lộ và các trục giao thông chính.

Bộ Xây dựng chỉ đạo kiểm tra, rà soát công tác quản lý đô thị và hoạt động xây dựng để hạn chế xảy ra sự cố sạt lở, sớm khắc phục tình trạng ngập úng tại các đô thị, khu dân cư khi mưa lớn.

Bộ Công Thương chỉ đạo công tác phòng, chống sạt lở, bảo đảm an toàn đối với lực lượng và công trình thuộc lĩnh vực quản lý của ngành, nhất là hệ thống cung cấp, truyền tải điện, hầm lò, bãi thải khai thác than.

Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc triển khai công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ và vật liệu mới trong xử lý sạt lở, nhất là đối với khu vực ven biển vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Bộ Công an chỉ đạo công an các địa phương phối hợp với cơ quan chức năng tăng cường tuần tra, phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp khai thác cát, sỏi trên sông, ven biển, trái phép, sai phép theo đúng quy định của pháp luật; kịp thời khởi tố, truy tố đối với các trường hợp vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng.

Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam và các cơ quan thông tin đại chúng khác ở trung ương và địa phương tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành có liên quan và các địa phương tăng cường tuyên truyền pháp luật, phổ biến kiến thức, hướng dẫn kỹ năng nhận biết, ứng phó cho người dân, giảm thiểu thiệt hại do sạt lở.

Ủy ban quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn theo dõi chặt chẽ tình hình sự cố, thiên tai, sạt lở, chủ động chỉ đạo, điều phối và phối hợp với các bộ, ngành, địa phương triển khai công tác ứng phó, tìm kiếm cứu nạn khi có tình huống, bảo đảm kịp thời, hiệu quả.

Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai theo dõi chặt chẽ tình hình thiên tai, sạt lở, chủ động chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các địa phương triển khai công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả, hạn chế thiệt hại do thiên tai, sạt lở theo chức năng nhiệm vụ được giao.

Văn phòng Chính phủ theo dõi, đôn đốc các Bộ, cơ quan liên quan và các địa phương trong việc thực hiện Công điện này, kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ những vấn đề vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực hiện.

Trân trọng!

Ủy ban nhân dân tỉnh
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Ủy ban nhân dân tỉnh
Hỏi đáp Pháp luật
Công tác phòng chống thiên tai bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản của Nhân dân trước và trong mùa mưa lũ năm 2023?
Hỏi đáp pháp luật
Nhiệm vụ, quyền hạn của Uỷ ban nhân dân tỉnh trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ và du lịch
Hỏi đáp pháp luật
Trách nhiệm Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc thực hiện hoạt động tiêm chủng
Hỏi đáp pháp luật
Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm như thế nào trong hoạt động kinh doanh dịch vụ mua bán nợ?
Hỏi đáp pháp luật
Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong việc thực hiện xét nghiệm HIV.
Hỏi đáp pháp luật
Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh trong điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện
Hỏi đáp pháp luật
Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh trong quản lý về hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong gia dụng và y tế
Hỏi đáp pháp luật
Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong việc đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia
Hỏi đáp pháp luật
Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong nuôi, chế biến và xuất khẩu sản phẩm cá Tra
Hỏi đáp pháp luật
Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có than trôi trong quản lý than trôi
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Ủy ban nhân dân tỉnh
Phan Vũ Hiền Mai
581 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào