Thủ tục ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh Nhà nước được tiến hành như thế nào?
Nhà nước quản lý thỏa thuận quốc tế thông qua các nội dung nào?
Căn cứ theo Điều 4 Luật Thỏa thuận quốc tế 2020 quy định về Nội dung quản lý nhà nước về thỏa thuận quốc tế. Theo đó, Nhà nước quản lý thỏa thuận quốc tế thông qua các nội dung cụ thể như sau:
- Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về thỏa thuận quốc tế.
- Bảo đảm việc ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế theo quy định của pháp luật.
- Phổ biến, giáo dục, hướng dẫn thi hành pháp luật về thỏa thuận quốc tế.
- Tổ chức thống kê, lưu trữ thỏa thuận quốc tế.
- Kiểm tra, thanh tra, khen thưởng và xử lý vi phạm pháp luật về thỏa thuận quốc tế.
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế.
Thủ tục ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh Nhà nước? (Hình từ Internet).
Cơ quan nào có thẩm quyền quyết định ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh Nhà nước?
Theo quy định Điều 8 Luật Thỏa thuận quốc tế 2020 về thẩm quyền quyết định việc ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh Nhà nước, Chính phủ.
Thẩm quyền quyết định việc ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh Nhà nước, Chính phủ
1. Chủ tịch nước quyết định việc ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh Nhà nước.
2. Thủ tướng Chính phủ quyết định việc ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh Chính phủ.
Như vậy, cơ quan có thẩm quyền quyết định ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh Nhà nước bao gồm:
- Chủ tịch nước quyết định việc ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh Nhà nước.
Ngoài ra, việc ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh Chính phủ sẽ do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Thủ tục ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh Nhà nước?
Tại Điều 9 Luật Thỏa thuận quốc tế 2020 quy định về trình tự, thủ tục ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh Nhà nước, Chính phủ
Trình tự, thủ tục ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh Nhà nước, Chính phủ
1. Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ gửi hồ sơ đề xuất ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh Nhà nước, Chính phủ để lấy ý kiến bằng văn bản của Bộ Ngoại giao và cơ quan, tổ chức có liên quan trực tiếp đến thỏa thuận quốc tế đó.
2. Cơ quan, tổ chức được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ quy định tại Điều 27 của Luật này.
3. Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm nghiên cứu tiếp thu ý kiến của cơ quan, tổ chức được lấy ý kiến, hoàn thiện hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ quyết định đối với thỏa thuận quốc tế nhân danh Chính phủ; kiến nghị Chính phủ trình Chủ tịch nước quyết định đối với thỏa thuận quốc tế nhân danh Nhà nước.
4. Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ quyết định và tiến hành ký kết hoặc ủy quyền cho một người khác ký thỏa thuận quốc tế. Trên cơ sở quyết định bằng văn bản của Chủ tịch nước hoặc Thủ tướng Chính phủ, Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tổ chức việc ký kết thỏa thuận quốc tế.
5. Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ báo cáo Chủ tịch nước hoặc Thủ tướng Chính phủ bằng văn bản, gửi bản sao thỏa thuận quốc tế cho Bộ Ngoại giao và cơ quan, tổ chức có liên quan trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày thỏa thuận quốc tế được ký kết.
Như vậy, thủ tục ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh Nhà nước được tiến hành như sau:
Bước 1: Gửi hồ sơ đề xuất.
Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ gửi hồ sơ đề xuất ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh Nhà nước.
Sau đó, lấy ý kiến bằng văn bản của Bộ Ngoại giao và cơ quan, tổ chức có liên quan trực tiếp đến thỏa thuận quốc tế đó.
Bước 2: Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Cơ quan, tổ chức được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản
Bước 3: Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm nghiên cứu tiếp thu ý kiến của cơ quan, tổ chức được lấy ý kiến, hoàn thiện hồ sơ kiến nghị Chính phủ trình Chủ tịch nước quyết định đối với thỏa thuận quốc tế nhân danh Nhà nước.
Bước 4: Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ quyết định và tiến hành ký kết thỏa thuận quốc tế.
- Trên cơ sở quyết định bằng văn bản của Chủ tịch nước hoặc Thủ tướng Chính phủ, Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tổ chức việc ký kết thỏa thuận quốc tế.
Bước 5: Ký kết thỏa thuận quốc tế
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày thỏa thuận quốc tế được ký kết, Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ báo cáo Chủ tịch nước hoặc Thủ tướng Chính phủ bằng văn bản, gửi bản sao thỏa thuận quốc tế cho Bộ Ngoại giao và cơ quan, tổ chức có liên quan.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?