Người lao động mất sổ bảo hiểm xã hội được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội không?
Người lao động mất sổ bảo hiểm xã hội được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội không?
Căn cứ tại Điều 61 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định về thời gian bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc như sau:
Bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội
Người lao động khi nghỉ việc mà chưa đủ điều kiện để hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 54 và Điều 55 của Luật này hoặc chưa hưởng bảo hiểm xã hội một lần theo quy định tại Điều 60 của Luật này thì được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội.
Dẫn chiếu đến Điều 78 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định cũng có quy định về việc bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội, tạm dừng, hưởng tiếp lương hưu đối với bảo hiểm xã hội tự nguyện cụ thể như sau:
Bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội, tạm dừng, hưởng tiếp lương hưu
1. Người lao động dừng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện mà chưa đủ điều kiện để hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 73 hoặc chưa nhận bảo hiểm xã hội một lần theo quy định tại Điều 77 của Luật này thì được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội.
2. Việc tạm dừng, hưởng tiếp lương hưu đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được thực hiện theo quy định tại Điều 64 của Luật này.
Như vậy, các trường hợp được bảo lưu đóng bảo hiểm xã hội gồm có:
Đối với bảo hiểm xã hội bắt buộc:
- Người lao động khi nghỉ việc mà chưa đủ điều kiện để hưởng lương hưu (Điều 54 Luật Bảo hiểm xã hội 2014) hoặc điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động (Điều 55 Luật Bảo hiểm xã hội 2014);
- Chưa hưởng bảo hiểm xã hội một lần.
Đối với bảo hiểm xã hội tự nguyện:
- Người lao động dừng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện mà chưa đủ điều kiện để hưởng lương hưu;
- Chưa nhận bảo hiểm xã hội một lần.
Việc người lao động mất sổ bảo hiểm xã hội sẽ không làm ảnh hưởng đến thời gian đóng bảo hiểm xã hội (thời gian đóng vẫn được giữ nguyên như trước khi mất sổ). Các thông tin về thời gian tham gia vẫn được lưu trữ trên hệ thống cơ sở dữ liệu của cơ quan Bảo hiểm xã hội. Chính vì vậy, khi mất sổ, thời gian đóng bảo hiểm xã hội của người lao động vẫn được giữ nguyên khi bị mất sổ.
Người lao động mất sổ bảo hiểm xã hội được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội không? (Hình từ Internet)
Thủ tục cấp lại sổ bảo hiểm xã hội bị mất cho người lao động như thế nào?
Để đảm bảo cho việc theo dõi quá trình tham gia bảo hiểm xã hội thì người lao động nên sớm đề nghị cấp lại sổ.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 27 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 được sửa đổi bởi khoản 31 Điều 1 Quyết định 505/QĐ-BHXH năm 2020 quy định về hồ sơ đề nghị cấp lại sổ bảo hiểm xã hội bị mất bao gồm:
Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS). Tải về tờ khai tại đây Tại đây!
Số lượng gồm: 01 bộ
Trong thời hạn không quá 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, người lao động sẽ được cấp lại sổ bảo hiểm xã hội.
Trong thời gian chờ cấp lại sổ, người lao động có thể cung cấp số sổ bảo hiểm xã hội cho doanh nghiệp nơi làm việc để không ảnh hưởng tới việc tham gia bảo hiểm của mình.
Người lao động mất sổ bảo hiểm xã hội được rút bảo hiểm xã hội một lần được không?
Căn cứ tại Điều 109 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về thành phần hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội một lần cụ thể như sau:
Hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội một lần
1. Sổ bảo hiểm xã hội.
2. Đơn đề nghị hưởng bảo hiểm xã hội một lần của người lao động.
3. Đối với người ra nước ngoài để định cư phải nộp thêm bản sao giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc thôi quốc tịch Việt Nam hoặc bản dịch tiếng Việt được chứng thực hoặc công chứng một trong các giấy tờ sau đây:
a) Hộ chiếu do nước ngoài cấp;
b) Thị thực của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp có xác nhận việc cho phép nhập cảnh với lý do định cư ở nước ngoài;
c) Giấy tờ xác nhận về việc đang làm thủ tục nhập quốc tịch nước ngoài; giấy tờ xác nhận hoặc thẻ thường trú, cư trú có thời hạn từ 05 năm trở lên của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp.
4. Trích sao hồ sơ bệnh án trong trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 60 và điểm c khoản 1 Điều 77 của Luật này.
5. Đối với người lao động quy định tại Điều 65 và khoản 5 Điều 77 của Luật này thì hồ sơ hưởng trợ cấp một lần được thực hiện theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
Như vậy, người lao động mất sổ bảo hiểm xã hội muốn rút bảo hiểm xã hội một lần với phải đáp ứng đầy đủ điều kiện như trên. Trong trường hợp người lao động bị mất sổ thì phải thực hiện thủ tục xin cấp lại trước rồi sau đó mới rút được bảo hiểm xã hội một lần.
Ngoài ra, kèm theo tải về mẫu đơn đề nghị rút bảo hiểm xã hội một lần, tải mẫu đơn tại đây Tại đây!
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn cách viết CV, hồ sơ xin việc mới nhất năm 2025? Trọn bộ hồ sơ xin việc mới nhất năm 2025?
- Lời chúc phụ huynh dành cho cô giáo mầm non ngày 20 11 ý nghĩa?
- Cung cầu là gì? Mối quan hệ cung cầu như thế nào? Vai trò của cung cầu là gì?
- Các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch hiện nay?
- Thực hiện kiểm tra yếu tố hình thành giá được quy định như thế nào?