Ai có thẩm quyền quyết định ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh Quốc hội?
Ngôn ngữ sử đụng trong thỏa thuận quốc tế là ngôn ngữ gì?
Theo quy định tại Điều 7 Luật Thỏa thuận quốc tế 2020 quy định về ngôn ngữ của thỏa thuận quốc tế như sau:
Ngôn ngữ của thỏa thuận quốc tế
Thỏa thuận quốc tế phải có văn bản bằng tiếng Việt, trừ trường hợp có thỏa thuận khác giữa bên ký kết Việt Nam và bên ký kết nước ngoài. Trong trường hợp thỏa thuận quốc tế chỉ có văn bản bằng tiếng nước ngoài thì bên ký kết Việt Nam có trách nhiệm dịch thỏa thuận quốc tế đó ra tiếng Việt.
Văn bản bằng tiếng Việt phải bảo đảm chính xác về nội dung và thống nhất về hình thức với văn bản bằng tiếng nước ngoài của thỏa thuận quốc tế.
Theo đó, thỏa thuận quốc tế bằng tiếng Việt và thông qua văn bản, trừ trường hợp có thỏa thuận khác giữa bên ký kết Việt Nam và bên ký kết nước ngoài.
Trường hợp thỏa thuận quốc tế chỉ có văn bản bằng tiếng nước ngoài thì phải dịch thỏa thuận quốc tế đó ra tiếng Việt do bên ký kết Việt Nam có trách nhiệm.
Ai có thẩm quyền quyết định ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh Quốc hội? (Hình từ Internet)
Ai có thẩm quyền quyết định ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh Quốc hội?
Căn cứ theo quy định tại Điều 12 Luật Thỏa thuận quốc tế 2020 quy định về thẩm quyền quyết định việc ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh Quốc hội, cơ quan của Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, Văn phòng Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Kiểm toán nhà nước cụ thể như:
Thẩm quyền quyết định việc ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh Quốc hội, cơ quan của Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, Văn phòng Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Kiểm toán nhà nước.
1. Chủ tịch Quốc hội quyết định việc ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh Quốc hội.
2. Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội quyết định việc ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh cơ quan mình.
3. Tổng Thư ký Quốc hội quyết định việc ký kết thỏa thuận quốc tế thuộc thẩm quyền của Tổng Thư ký Quốc hội.
.....
Như vậy, Chủ tịch Quốc hội có thẩm quyền quyết định ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh Quốc hội.
Thủ tục ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh Quốc hội được thực hiện như thế nào?
Theo quy định Điều 13 Luật Thỏa thuận quốc tế 2020, thủ tục ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh Quốc hội được thực hiện như sau:
Bước 1: Gửi hồ sơ đề xuất ký kết thỏa thuận quốc tế
Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội gửi hồ sơ đề xuất ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh Quốc hội đến Bộ Ngoại giao và cơ quan, tổ chức có liên quan trực tiếp đến thỏa thuận quốc tế đó để lấy ý kiến văn bản.
Bước 2:
Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ lấy ý kiến về đề xuất ký kết thỏa thuận quốc tế, Cơ quan, tổ chức được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản.
Bước 3:
Chủ tịch Quốc hội quyết định và tiến hành ký kết hoặc ủy quyền cho một người khác ký thỏa thuận quốc tế sau khi nghiên cứu tiếp thu ý kiến của cơ quan, tổ chức được lấy ý kiến.
Trường hợp cơ quan, tổ chức được lấy ý kiến không đồng ý việc ký kết thỏa thuận quốc tế thì trình tự, thủ tục được tiến hành như sau:
(1) Cơ quan của Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, Văn phòng Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Kiểm toán nhà nước có trách nhiệm trình Phó Chủ tịch Quốc hội phụ trách đối ngoại của Quốc hội cho ý kiến về việc ký kết thỏa thuận quốc tế và phải báo cáo đầy đủ ý kiến của cơ quan, tổ chức được lấy ý kiến.
(2) Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ về việc ký kết thỏa thuận quốc tế Phó Chủ tịch Quốc hội phụ trách đối ngoại của Quốc hội cho ý kiến về việc ký kết thỏa thuận quốc tế.
(3) Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ về việc ký kết thỏa thuận quốc tế và ý kiến của Phó Chủ tịch Quốc hội phụ trách đối ngoại của Quốc hội do cơ quan của Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, Văn phòng Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Kiểm toán nhà nước trình, Chủ tịch Quốc hội quyết định bằng văn bản về việc ký kết thỏa thuận quốc tế
(4) Việc ký kết thỏa thuận quốc tế được tiến hành sau khi có văn bản đồng ý của Chủ tịch Quốc hội.
Bước 4: Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày thỏa thuận quốc tế được ký kết, Cơ quan của Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, Văn phòng Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Kiểm toán nhà nước báo cáo Chủ tịch Quốc hội bằng văn bản, gửi bản sao thỏa thuận quốc tế cho Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội, Bộ Ngoại giao.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cưỡi ngựa là gì? Giáo viên dạy cưỡi ngựa được phân vào nhóm ngành nào trong ngành kinh tế Việt Nam?
- Hành động xúc phạm danh dự, nhân phẩm người thi hành công vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Đơn đề nghị kiểm tra kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ mới nhất?
- Bộ đội Biên phòng được thành lập vào ngày tháng năm nào?
- Các trường lấy điểm đánh giá năng lực 2025 cập nhật mới nhất?