06 bước chăm sóc thiết yếu bà mẹ và trẻ sơ sinh trong và ngay sau đẻ theo khuyến cáo của WHO?
06 bước chăm sóc thiết yếu bà mẹ và trẻ sơ sinh trong và ngay sau đẻ theo khuyến cáo của WHO?
Căn cứ theo Mục I Quy trình chuyên môn chăm sóc thiết yếu bà mẹ, trẻ sơ sinh trong và ngay sau đẻ ban hành kèm theo Quyết định 4673/QĐ-BYT năm 2014 như sau:
Cơ sở lý thuyết và các bằng chứng về các can thiệp trong và ngay sau đẻ
Chảy máu sau đẻ là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong mẹ, đặc biệt ở các nước đang phát triển. Mặc dù có thể tiên lượng được trước nguy cơ chảy máu nhưng có tới 90% trường hợp xảy ra trên sản phụ không có yếu tố nguy cơ nào. Để phòng ngừa chảy máu sau đẻ, Hiệp hội nữ hộ sinh quốc tế (ICM) và Hiệp hội Sản phụ khoa quốc tế (FIGO) khuyến cáo xử trí tích cực giai đoạn ba cuộc chuyển dạ bao gồm ba can thiệp chính: tiêm bắp oxytocin ngay sau khi sổ thai, kéo dây rốn có kiểm soát và xoa đáy tử cung 15 phút/lần trong hai giờ đầu sau đẻ.
...
Chính từ các bằng chứng lâm sàng trên, WHO đã đưa ra khuyến cáo áp dụng 6 bước chăm sóc thiết yếu bà mẹ và trẻ sơ sinh trong và ngay sau đẻ bao gồm:
1. Lau khô và ủ ấm; cho trẻ tiếp xúc trực tiếp da kề da (trẻ được đặt lên bụng mẹ ngay sau khi sinh và kéo dài ít nhất 90 phút sau sinh)
2. Tiêm bắp 10 đơn vị oxytocin
3. Kẹp dây rốn muộn (sau khi dây rốn đã ngừng đập hoặc 1-3 phút sau khi thai sổ) và kẹp và cắt dây rốn một thì.
4. Kéo dây rốn có kiểm soát
5. Xoa đáy tử cung cứ 15 phút một lần trong vòng 2 giờ đầu sau đẻ.
6. Hỗ trợ cho trẻ bú sớm và bú mẹ hoàn toàn.
Theo đó, 06 bước chăm sóc thiết yếu cho bà mẹ và trẻ sơ sinh trong và ngay sau đẻ gồm có:
- Bước 1: Lau khô và ủ ấm; cho trẻ tiếp xúc da kề da ít nhất 90 phút sau sinh;
- Bước 2: Tiêm bắp 10 đơn vị oxytocin;
- Bước 3: Kẹp dây rốn muộn và kẹp và cắt dây rốn một thì;
- Bước 4: Kéo dây rốn có kiểm soát;
- Bước 5: Xoa đáy tử cung cứ 15 phút một lần trong vòng 2 giờ đầu sau đẻ;
- Bước 6: Hỗ trợ cho trẻ bú sớm và bú mẹ hoàn toàn.
06 bước chăm sóc thiết yếu bà mẹ và trẻ sơ sinh trong và ngay sau đẻ theo WHO gồm có những gì? (Hình từ Internet)
Nếu trẻ sơ sinh không khóc sau khi được kích thích thì xử lý như thế nào?
Căn cứ theo tiểu tiết 3.2.2 tiết 3.2 Tiểu mục 3 Mục II Quy trình chuyên môn chăm sóc thiết yếu bà mẹ, trẻ sơ sinh trong và ngay sau đẻ ban hành kèm theo Quyết định 4673/QĐ-BYT năm 2014 hướng dẫn về cách xử lý khi trẻ không khóc hoặc thở nấc sau 30 giây lau khô, ủ ấm và kích thích như sau:
- Kẹp và cắt dây rốn ngay
- Chuyển trẻ đến bàn hồi sức và tiến hành hồi sức sơ sinh.
- Đặt trẻ đúng tư thế cổ hơi ngửa để làm thông đường thở
- Chỉ hút miệng và mũi trẻ nếu có dấu hiệu tắc nghẽn hoặc nước ối có phân su và trẻ không khỏe (hút sâu trong miệng 5 cm, sâu trong mũi 3cm, không hút quá 20 giây)
- Tiến hành thông khí qua mặt nạ trong vòng 1 phút sau sinh
+ Đặt mặt nạ kín cằm, miệng, mũi trẻ
+ Bóp bóng với tần số 30-50 lần/phút, quan sát lồng ngực trẻ
- Hồi sức sau 30 giây nếu:
+ Nếu trẻ không thở hoặc thở nấc, đánh giá nhịp tim của trẻ.
Nếu trường hợp:
* Nhịp tim < 100l/phút, tiếp tục thông khí bằng bóp bóng qua mặt nạ
* Nhịp tim < 60 l / phút, sử dụng nguồn oxy hỗ trợ, tiến hành ấn ngực, hỗ trợ hô hấp khác, dùng thuốc. Chuyển tuyến nếu không có khả năng hồi sức
+ Trẻ khóc được, thở ổn định không rút lõm lồng ngực, chuyển trẻ về nằm tiếp xúc da kề da với mẹ. Thực hiện các bước chăm sóc tiếp theo.
Trường hợp trẻ không thở được sau khi sinh bằng phương pháp mổ lấy thai thì xử lý như thế nào?
Căn cứ theo tiểu tiết 3.2.2 tiết 3.2 Tiểu mục 3 Mục II Quy trình chuyên môn chăm sóc thiết yếu bà mẹ, trẻ sơ sinh trong và ngay sau mổ lấy thai ban hành kèm theo Quyết định 6734/QĐ-BYT năm 2016 như sau:
- Sau khi lau khô và kích thích (khoảng 30 giây) mà trẻ không thở hoặc thở nấc cần kẹp, cắt dây rốn ngay và đưa trẻ đến bàn hồi sức, tiến hành hồi sức sơ sinh theo phác đồ hồi sức sơ sinh (xem lưu đồ hồi sức sơ sinh);
- Trẻ khóc được, thở ổn định, da hồng thì chuyển trẻ về nằm tiếp xúc da kề da với mẹ. Thực hiện các bước chăm sóc tiếp theo;
- Nếu trẻ thở rên, da tím chuyển trẻ về khoa/đơn nguyên sơ sinh để theo dõi tiếp.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo thành tích cá nhân của Phó hiệu trưởng mới nhất năm 2024?
- Hướng dẫn xóa thí sinh khỏi danh sách Vòng 6 Trạng Nguyên Tiếng Việt tại quantri.trangnguyen.edu.vn?
- Tháng 10 âm lịch 2024 kết thúc vào ngày nào? Tháng 10 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 10 âm lịch năm 2024 có sự kiện gì?
- Cách viết trách nhiệm của cá nhân đối với những hạn chế, khuyết điểm của tập thể trong bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024?
- Giám đốc BHXH cấp tỉnh có quyền xử phạt hành vi cho mượn thẻ bảo hiểm y tế không?