Phát hiện, chẩn đoán và điều trị bệnh đái tháo đường thai kỳ như thế nào?

Cho tôi hỏi mục tiêu và phương pháp điều bị bênh Đái tháo đường thai kỳ? Câu hỏi từ chị Nhi (Kiên Giang)

Đái tháo đường thai kỳ là gì?

Căn cứ tiết a Tiểu mục 1.3 Mục 1 Phần 2 Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Đái tháo đường típ 2 ban hành kèm theo Quyết định 5481/QĐ-BYT năm 2020 có nêu khái niệm như sau:

Chẩn đoán
...
Phát hiện và chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ
a) Khái niệm: ĐTĐ thai kỳ là ĐTĐ được chẩn đoán trong 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ và không có bằng chứng về ĐTĐ típ 1, ĐTĐ típ 2 trước đó. Nếu phụ nữ có thai 3 tháng đầu được phát hiện tăng glucose huyết thì xếp loại là ĐTĐ chưa được chẩn đoán/chưa được phát hiện hoặc ĐTĐ trước mang thai và dùng tiêu chí chẩn đoán như ở người không có thai.
...

Như vậy, Đái tháo đường thai kỳ là đái tháo đường được chẩn đoán trong 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ và không có bằng chứng về Đái tháo đường típ 1, Đái tháo đường típ 2 trước đó.

Nếu phụ nữ có thai 3 tháng đầu được phát hiện tăng glucose huyết thì xếp loại là Đái tháo đường chưa được chẩn đoán/chưa được phát hiện hoặc Đái tháo đường trước mang thai và dùng tiêu chí chẩn đoán như ở người không có thai.

Phát hiện, chẩn đoán và điều trị bệnh đái tháo đường thai kỳ như thế nào?(Hình từ Internet)

Thời điểm nào tầm soát Đái tháo đường thai kỳ?

Căn cứ tiết b Tiểu mục 1.3 Mục 1 Phần 2 Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Đái tháo đường típ 2 ban hành kèm theo Quyết định 5481/QĐ-BYT năm 2020 có quy định thời điểm tầm soát Đái tháo đường thai kỳ như sau:

Đối với phụ nữ có thai chưa được chẩn đoán Đái tháo đường trước đây tại lần khám thai đầu tiên đối với những người có các yếu tố nguy cơ của Đái tháo đường: thực hiện xét nghiệm chẩn đoán, sử dụng các tiêu chuẩn chẩn đoán Đái tháo đường theo quy định:

- Glucose huyết tương lúc đói ≥ 126 mg/dL (hay 7 mmol/L)

- Glucose huyết tương ở thời điểm sau 2 giờ làm nghiệm pháp dung nạp với 75g glucose bằng đường uống ≥ 200 mg/dL (hay 11,1 mmol/L)

- BN có triệu chứng kinh điển của tăng glucose huyết hoặc của cơn tăng glucose huyết cấp kèm mức glucose huyết tương bất kỳ ≥ 200 mg/dL (hay 11,1 mmol/L).

Thực hiện xét nghiệm chẩn đoán Đái tháo đường thai kỳ ở tuần thứ 24 đến 28 của thai kỳ đối với những thai phụ không được chẩn đoán đái tháo đường trước đó.

Thực hiện xét nghiệm để chẩn đoán đái tháo đường thật sự (bền vững): ở phụ nữ có đái tháo đường thai kỳ, sau khi sinh từ 4 đến 12 tuần. Dùng nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống và áp dụng các tiêu chuẩn chẩn đoán dành cho người trưởng thành không mang thai.

- Ở phụ nữ có tiền sử đái tháo đường thai kỳ nên thực hiện xét nghiệm phát hiện sớm Đái tháo đường hay tiền Đái tháo đường ít nhất mỗi 1- 3 năm một lần.

- Phụ nữ có tiền sử đái tháo đường thai kỳ, sau đó được phát hiện có tiền đái tháo đường: cần được điều trị can thiệp lối sống tích cực và metformin để phòng ngừa đái tháo đường.

- Tầm soát và chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ: Hiện tại ở Việt Nam có thể thực hiện phương pháp 1 bước như sau:

Thực hiện nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống 75g (75-g OGTT): đo nồng độ glucose huyết tương lúc đói và tại thời điểm 1 giờ, 2 giờ, ở tuần thứ 24 đến 28 của thai kỳ đối với những thai phụ không được chẩn đoán đái tháo đường trước đó.

Nghiệm pháp dung nạp glucose bằng đường uống phải được thực hiện vào buổi sáng sau khi nhịn đói qua đêm ít nhất là 8 giờ.

Chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ khi bất kỳ giá trị glucose huyết tương nào thỏa mãn tiêu chuẩn sau đây:

- Lúc đói ≥ 92 mg/dL (5,1 mmol/L)

- Ở thời điểm 1 giờ ≥ 180 mg/dL (10,0 mmol/L)

- Ở thời điểm 2 giờ ≥ 153 mg/dL (8,5 mmol/L)

Mục tiêu điều trị bệnh Đái tháo đường thai kỳ là gì?

Căn cứ Mục 1 Phần 9 Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Đái tháo đường típ 2 ban hành kèm theo Quyết định 5481/QĐ-BYT năm 2020 có nêu rõ mục tiêu điều trị bệnh Đái tháo đường thai kỳ như sau:

Mục đích của điều trị đái tháo đường thai kỳ là phòng tránh các tác động bất lợi của tăng đường huyết đối với mẹ và con trong thai kỳ cũng như về lâu dài sau khi mẹ sinh con, đồng thời vẫn đảm bảo được sự tăng trưởng và sự phát triển bình thường của thai.

- Đối với Đái tháo đường thai kỳ:

+ Đường huyết ở các thời điểm khác nhau trong ngày là chỉ số quan trọng, giúp đánh giá sớm kết quả điều trị và thời điểm đường huyết chưa đạt mục tiêu để điều chỉnh điều trị cho phù hợp.

+ Chỉ số HbA1c có giá trị thứ yếu vì thời gian từ khi chẩn đoán Đái tháo đường thai kỳ đến khi thai phụ sinh chỉ từ 3 - 4 tháng.

- Đối với Đái tháo đường có từ trước mang thai:

+ Cả đường huyết và HbA1c đều có giá trị để đánh giá tình trạng kiểm soát đường huyết.

+ Đặc biệt cần đảm bảo mức HbA1c <6,5% trước mang thai để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi.

- HbA1c được đo mỗi lần một tháng. Lý tưởng nhất, mục tiêu A1C trong thai kỳ là, 6% (42 mmol / mol) mà không cần bị hạ đường huyết đáng kể, nhưng mục tiêu có thể được nới lỏng khoảng 7% (53mmol / mol) nếu cần để ngăn ngừa hạ đường huyết

- Có thể đặc mục tiêu chặt chẽ hơn mà không bị Hạ đường huyết, đặc biệt khi thai to so với tuổi thai, vòng bụng thai nhi lớn.

- Đường huyết cần được đo vào lúc đói trước ăn sáng và sau 3 bữa ăn.

- Có thể chọn glucose huyết sau ăn 1 hoặc 2 giờ tùy theo sự thuận tiện của BN.

- Glucose huyết trước bữa ăn kế tiếp có thể cần theo dõi thêm ở BN có tiêm insulin nhanh trước bữa ăn. Nếu glucose đạt mục tiêu ổn định, có thể giảm bớt số lần đo glucose máu.

Các biện pháp điều trị bệnh Đái tháo đường thai kỳ?

Quy định tại Mục 2 Phần 9 Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Đái tháo đường típ 2 ban hành kèm theo Quyết định 5481/QĐ-BYT năm 2020

Điều thị bằng thuốc

- Ở Việt Nam cũng như hầu hết các nơi khác trên thế giới insulin là duy nhất được chính thức chấp thuận cho điều trị tăng đường huyết ở phụ nữ mang thai mắc Đái tháo đường.

- Các chế phẩm insulin được chấp thuận gồm tất cả các insulin người (insulin tác dụng ngắn, insulin tác dụng trung gian - NPH và insulin trộn), các insulin analog tác dụng nhanh aspart và lispro (và các insulin trộn tương ứng aspart + aspart protamin, lispro + lispro protamin), insulin tác dụng kéo dài levemir.

- Insulin là thuốc được ưu tiên sử dụng để kiểm soát đái tháo đường típ 1 và típ 2 trong thai kỳ.

- Chế độ tiêm insulin nhiều mũi trong ngày hoặc bơm truyền insulin dưới da liên tục đều có thể được sử dụng.

- Insulin được chỉ định ngay sau khi thay đổi lối sống và chế độ dinh dưỡng chưa giúp đạt được mục tiêu đường huyết.

- Thường phải dùng chế độ insulin nền - bữa ăn ngoại trừ một số ít các trường hợp chỉ có tăng đường huyết sau ăn thì chỉ dùng insulin nhanh trước các bữa ăn như điều trị Đái tháo đường thai kỳ.

- Tổng liều khởi đầu: 0,2 - 0,5 IU/kg/ngày, tùy mức độ tăng đường huyết và kháng insulin.

- Trong 3 tháng đầu thai kỳ liều 0,7 đơn vị / kg / ngày, trong khi 3 tháng giữa thai kỳ liều 0,8 đơn vị / kg / ngày và trong 3 tháng cuối thai kỳ liều Insulin là 0,9- 1,0 đơn vị / kg / ngày.

- Tuy nhiên liều này không nhất thiết phải phù hợp với tất cả các thai phụ có Đái tháo đường.

- Phân bố:

+ Insulin nền chiếm 40-50% tổng liều, chia 1 - 2 lần/ngày

+ Insulin bữa ăn chiếm 50 - 60% tổng liều, chia làm 3 trước 3 bữa ăn chính.

- Chỉnh liều insulin nền: căn cứ đường huyết lúc đói buổi sáng; tăng 2 - 3 IU mỗi 2 - 3 ngày cho đến khi đạt mục tiêu.

- Chỉnh liều insulin bữa ăn: căn cứ đường huyết sau bữa ăn; tăng 1 - 2 IU mỗi 2 - 3 ngày cho đến khi đạt mục tiêu.

- Nếu có hạ đường huyết cần tìm nguyên nhân và xử lý nếu có. Nếu không có nguyên nhân rõ ràng, giảm 15-20% liều insulin liên quan hạ đường huyết.

Chế độ ăn và luyện tập

- 80-90% thai phụ bị Đái tháo đường thai kỳ có thể kiểm soát đường huyết bằng chế độ ăn và luyện tập.

- Cần tránh tăng cân quá mức trong thời kỳ mang thai đối với phụ nữ Đái tháo đường thai kỳ. Sự tăng cân khi mang thai phụ thuộc vào chỉ số BMI trước khi mang thai:

+ Tăng 12,5- 18 kg đối với phụ nữ nhẹ cân (BMI <18,5 kg / m2)

+ Tăng 11,5- 16 kg đối với cân nặng bình thường (BMI 18,5- 24,9 kg / m2)

+ Tăng 7- 11,5 kg đối với người thừa cân (BMI 25- 29,9 kg / m2)

+ Tăng 5- 9 kg đối với người béo phì (BMI ≥30,0 kg / m2)

- Hoạt động thể lực giúp cải thiện kiểm soát đường huyết ở phụ nữ GDM.

- Thường được chấp nhận với khuyến nghị là tập thể dục đều đặn hàng ngày cường độ vừa phải (đi bộ 30 phút / ngày hoặc hơn — nếu không có chống chỉ định sản khoa).

Trân trọng!

Đái tháo đường thai kỳ
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Đái tháo đường thai kỳ
Hỏi đáp Pháp luật
Phát hiện, chẩn đoán và điều trị bệnh đái tháo đường thai kỳ như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Đái tháo đường thai kỳ
Phan Vũ Hiền Mai
2,396 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Đái tháo đường thai kỳ

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Đái tháo đường thai kỳ

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào