Mẫu đơn xin chuyển công tác dùng cho người lao động mới nhất 2023?

Cho hỏi: Mẫu đơn xin chuyển công tác dùng cho người lao động mới nhất 2023? Câu hỏi của anh Lem (Tiền Giang)

Mẫu đơn xin chuyển công tác dùng cho người lao động mới nhất 2023?

Đơn xin chuyển công tác là một loại đơn dành cho những ai đang có ý định và mong muốn được chuyển nơi làm việc, nơi công tác.

Loại đơn này không được sử dụng phổ biến ở các đơn vị kinh doanh, doanh nghiệp nhỏ lẻ mà thường sử dụng nhiều ở các cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp có quy mô lớn, nhiều chi nhánh, văn phòng đại diện,…

Tải về mẫu đơn xin chuyển công tác dùng cho người lao động mới nhất: Tại đây!

Tự ý chuyển người lao động sang một công việc trái với hợp đồng có bị xử phạt không?

Căn cứ tại Điều 11 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định việc vi phạm quy định về thực hiện hợp đồng lao động như sau:

Vi phạm quy định về thực hiện hợp đồng lao động
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động nhưng không báo cho người lao động trước 03 ngày làm việc hoặc không thông báo hoặc thông báo không rõ thời hạn làm tạm thời hoặc bố trí công việc không phù hợp với sức khỏe, giới tính của người lao động.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Bố trí người lao động làm việc ở địa điểm khác với địa điểm làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật Lao động;
b) Không nhận lại người lao động trở lại làm việc sau khi hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động nếu hợp đồng lao động còn thời hạn, trừ trường hợp người sử dụng lao động và người lao động có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác;
c) Chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động không đúng lý do; thời hạn hoặc không có văn bản đồng ý của người lao động theo quy định của pháp luật.
...
5. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc người sử dụng lao động bố trí người lao động làm việc ở địa điểm đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động khi có hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;
b) Buộc người sử dụng lao động nhận lại người lao động trở lại làm việc sau khi hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác và buộc trả lương cho người lao động trong những ngày không nhận người lao động trở lại làm việc sau khi hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;
c) Buộc người sử dụng lao động bố trí người lao động làm công việc đúng với hợp đồng lao động đã giao kết khi có hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 2 Điều này.

Như vậy, đối với việc người sử dụng lao động tự ý chuyển người lao động sang một công việc trái với hợp đồng sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với số tiền tối đa lên đến 7.000.000 đồng.

Lưu ý: Mức phạt của tổ chức sẽ gấp hai lần so với mức phạt của cá nhân. (Căn cứ tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP).

Đồng thời, buộc người sử dụng lao động bố trí người lao động làm công việc đúng với hợp đồng lao động đã giao kết khi có hành vi vi phạm.

Mẫu đơn xin chuyển công tác dùng cho người lao động mới nhất 2023?

Mẫu đơn xin chuyển công tác dùng cho người lao động mới nhất 2023? (Hình từ Internet)

Tự ý chuyển người lao động việc trái với hợp đồng thì người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng không?

Căn cứ tại Điều 35 Bộ luật Lao động 2019 quy định người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước trong trường hợp sau đây:

- Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận, trừ trường hợp quy định tại Điều 29 Bộ luật Lao động 2019.

- Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 97 Bộ luật Lao động 2019.

- Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động; Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc; Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo quy định tại khoản 1 quy định tại Điều 138 Bộ luật Lao động 2019.

- Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 Bộ luật Lao động 2019, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;

- Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Bộ luật Lao động 2019 làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động.

Như vậy, Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận thì người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước

Trân trọng!

Người lao động
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Người lao động
Hỏi đáp Pháp luật
Cách tính lương người lao động đi làm vào ngày Lễ Quốc khánh 02/9?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 01/7/2025, người lao động không được hưởng chế độ ốm đau trong trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Phạt tiền từ 100 đến 150 triệu đồng nếu ngược đãi người lao động?
Hỏi đáp Pháp luật
Phân biệt giới tính khi bố trí nơi làm việc sẽ bị phạt tiền từ 20 - 30 triệu đồng?
Hỏi đáp Pháp luật
Người học nghề, người tập nghề phải đủ bao nhiêu tuổi? Người sử dụng lao động tuyển người dưới 14 tuổi vào học nghề, tập nghề bị phạt bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Có bắt buộc đi làm vào ngày thứ 7 hay không? Mỗi tuần người lao động được nghỉ ít nhất bao nhiêu ngày?
Hỏi đáp Pháp luật
Đăng tin tuyển dụng để yêu cầu giới tính và độ tuổi có vi phạm của luật lao động về phân biệt đối xử không?
Hỏi đáp Pháp luật
Trong trường hợp nào thì người lao động ngừng việc nhưng vẫn được trả lương?
Hỏi đáp Pháp luật
Hỗ trợ về tín dụng cho người lao động có thời gian đóng BHXH mà bị mất việc làm từ 1/7/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu số 03 Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Người lao động
Nguyễn Trần Cao Kỵ
751 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Người lao động
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào