Trọn bộ danh mục sách giáo khoa lớp 10 năm học 2024-2025?

Trọn bộ danh mục sách giáo khoa lớp 10 năm học 2024-2025 có gì?

Trọn bộ danh mục sách giáo khoa lớp 10 năm học 2023-2024?

Căn cứ theo Danh mục sách giáo khoa lớp 10 sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông được ban hành kèm theo Quyết định 692/QĐ-BGDĐT năm 2022.

Sách giáo khoa lớp 10 năm học 2023-2024 do các nhà xuất bản sau đây phát hành:

- Giáo dục Việt Nam.

- Đại học Huế.

Trọn bộ sách giáo khoa lớp 10 năm học 2023-2024 như sau:

Trọn bộ danh mục sách giáo khoa lớp 10 năm học 2023-2024? (Hình từ Internet).

Trọn bộ danh mục sách giáo khoa lớp 10 năm học 2024-2025? (Hình từ Internet).

Biên soạn sách giáo khoa lớp 10 dựa theo các nguyên tắc nào?

Theo quy định Điều 3 Quy định tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa sách giáo khoa, tiêu chuẩn tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa; tổ chức và hoạt động của Hội đồng Quốc gia thẩm định sách giáo khoa được ban hành kèm theo Thông tư 33/2017/TT-BGDĐT về nguyên tắc biên soạn sách giáo khoa nói chung và sách giáo khoa lớp 10 nói riêng như sau:

Việc biên soạn sách giáo khoa phải dựa theo các nguyên tắc như sau:

- Phù hợp với quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam; tuân thủ Hiến pháp, pháp luật Việt Nam.

- Cụ thể hóa mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục và đánh giá kết quả giáo dục của chương trình giáo dục phổ thông; bảo đảm tính liên thông giữa các cấp học, lớp học, môn học và hoạt động giáo dục.

- Gắn với điều kiện cụ thể của Việt Nam và phù hợp với xu thế giáo dục tiên tiến trên thế giới, bảo đảm tốt nhất lợi ích của người học.

Quy trình biên soạn sách giáo khoa lớp 10 được tiến hành như thế nào?

Tại khoản 1 Điều 9 Quy định tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa sách giáo khoa, tiêu chuẩn tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa; tổ chức và hoạt động của Hội đồng Quốc gia thẩm định sách giáo khoa được ban hành kèm theo Thông tư 33/2017/TT-BGDĐT được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 05/2022/TT-BGDĐT quy trình biên soạn, chỉnh sửa sách giáo khoa lớp 10 như sau:

Quy trình biên soạn, chỉnh sửa sách giáo khoa
1. Quy trình biên soạn sách giáo khoa
a) Tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa lựa chọn tác giả biên soạn sách giáo khoa đáp ứng tiêu chuẩn quy định tại Điều 11 Thông tư này; tác giả nghiên cứu chương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành để xây dựng đề cương tổng thể, đề cương chi tiết, kế hoạch biên soạn; phân công nhiệm vụ của tổng chủ biên, chủ biên (nếu sách có tổng chủ biên, chủ biên), tác giả bảo đảm sự phù hợp về khối lượng công việc và thời gian thực hiện để bảo đảm chất lượng và tiến độ hoàn thành bản mẫu sách giáo khoa;
b) Tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa tổ chức biên soạn, biên tập, thiết kế, minh họa, hoàn thành ít nhất 01 (một) bài học, tổ chức dạy thực nghiệm, góp ý sau khi dạy thực nghiệm để hoàn thiện bài học đó với sự tham gia đóng góp và thống nhất của toàn thể tác giả trước khi tổ chức biên soạn các bài học khác; tổ chức biên soạn, biên tập, thiết kế, minh họa, dạy thực nghiệm, tổ chức lấy ý kiến của giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, nhà khoa học, nhà giáo dục am hiểu về giáo dục phổ thông nhận xét, đánh giá bản mẫu sách giáo khoa theo nội dung từng khoản quy định tại Điều 4, Điều 5, Điều 6, Điều 7 và Điều 8 của Thông tư này (yêu cầu cụ thể theo Tiêu chí đánh giá sách giáo khoa kèm theo Thông tư này); hoàn thành bản mẫu sách giáo khoa gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo để tổ chức thẩm định;
c) Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức thẩm định bản mẫu sách giáo khoa theo quy định tại Chương IV Thông tư này;
d) Tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa hoàn thiện bản mẫu sách giáo khoa sau thẩm định;
đ) Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt, cho phép sử dụng sách giáo khoa;
e) Tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa tổ chức xuất bản, phát hành sách giáo khoa theo quy định của pháp luật.
.....

Như vậy, quy trình biên soạn sách giáo khoa được tiến hành như sau:

Bước 1: Lựa chọn tác giả biên soạn

- Tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa lựa chọn tác giả biên soạn sách giáo khoa theo tiêu chuẩn.

- Tác giả xây dựng đề cương tổng thể, đề cương chi tiết, kế hoạch biên soạn dựa theo chương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng BGDĐT ban hành.

- Tác giả phải đảm bảo tiến độ và chất lượng biên soạn sách giáo khoa.

Bước 2: Biên soạn, biên tập, thiết kế, minh họa, hoàn thành ít nhất 01 bài học.

- Sau khi dạy thực nghiệm tổ chức dạy thực nghiệm, góp ý để hoàn thiện bài học đó với sự tham gia đóng góp và thống nhất của toàn thể tác giả để xây dựng các bài học khác.

Bước 3:

- Lấy ý kiến, của giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, nhà khoa học, nhà giáo dục am hiểu về giáo dục phổ thông nhận xét, đánh giá bản mẫu sách giáo khoa theo nội dung do pháp luật quy định.

Bước 4: Hoàn thành bản mẫu sách giáo khoa gửi BGDĐT thẩm định.

Bước 5: BGDĐT thẩm định bản mẫu sách giáo khoa.

Bước 6: Tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa hoàn thiện bản mẫu sách giáo khoa sau thẩm định

Bước 7: BGDĐT phê duyệt, cho phép sử dụng sách giáo khoa.

Bước 8: Tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa tổ chức xuất bản, phát hành sách giáo khoa.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Dương Thanh Trúc
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào