Đất ở có được xây khách sạn không?
Đất ở có ký hiệu là gì?
Theo điểm a khoản 2 Điều 10 Luật Đất đai 2013 quy định đất ở là một trong các loại đất thuộc nhóm đất phi nông nghiệp và có ký hiệu là OTC. Đất ở bao gồm đất ở tại thành thị và đất ở tại nông thôn. Tại Thông tư 27/2018/TT-BTNMT quy định rõ hơn về đất ở như sau:
Đất ở là đất để xây dựng nhà ở, các công trình phục vụ cho đời sống và vườn, ao gắn liền với nhà ở đã được công nhận là đất ở. Trường hợp thửa đất có vườn ao gắn liền với nhà ở mà chưa được công nhận quyền sử dụng đất thì diện tích đất ở được xác định tạm thời bằng hạn mức giao đất ở mới theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Như vậy, theo quy định nêu trên đất ở được sử dụng vào mục đích xây dựng nhà ở, các công trình phục vụ cho đời sống và vườn, ao gắn liền với nhà ở đã được công nhận là đất ở.
Đất ở có được xây khách sạn không? (Hình từ Internet)
Đất ở có được xây khách sạn không?
Như đã giải thích ở mục 1, đất ở được sử dụng vào mục đích xây dựng nhà ở, xây dựng công trình phục vụ cho đời sống… Trong khi đó, đất được sử dụng để xây khách sạn là đất thương mại, dịch vụ.
Cụ thể, theo Điều 153 Luật Đất đai 2013 quy định về đất thương mại, dịch vụ sử dụng vào các mục đích sau:
Đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp
1. Đất thương mại, dịch vụ bao gồm đất xây dựng cơ sở kinh doanh thương mại, dịch vụ và các công trình khác phục vụ cho kinh doanh, thương mại, dịch vụ.
Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp bao gồm đất để xây dựng các cơ sở sản xuất phi nông nghiệp nằm ngoài khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất.
2. Việc sử dụng đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và các quy định về bảo vệ môi trường.
3. Tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp thông qua hình thức Nhà nước cho thuê đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất, thuê đất, thuê lại đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân khác, người Việt Nam định cư ở nước ngoài; thuê lại đất gắn với kết cấu hạ tầng của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Người Việt Nam định cư ở nước ngoài sử dụng đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp thông qua hình thức Nhà nước cho thuê đất; thuê đất, thuê lại đất của tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài khác; thuê lại đất gắn với kết cấu hạ tầng của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 186 của Luật này còn được nhận thừa kế, được tặng cho quyền sử dụng đất để làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất phi nông nghiệp, thương mại, dịch vụ.
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp thông qua hình thức Nhà nước cho thuê đất; thuê đất, thuê lại đất của tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài; thuê lại đất gắn với kết cấu hạ tầng của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Như vậy, căn cứ theo các quy định trên, xây khách sạn phải được xây dựng trên đất thương mại, dịch vụ theo quy định của pháp luật. Điều này cũng có nghĩa là đất ở không được xây dựng khách sạn.
Cách xây dựng khách sạn trên đất ở?
Để xây dựng khách sạn trên đất ở trước tiên người có nhu cầu cần chuyển mục đích sử dụng đất ở sang đất kinh doanh, thương mại.
Theo khoản 2 Điều 5 Thông tư 09/2021/TT-BTNMT quy định về trường hợp chuyển đất ở sang đất phi nông nghiệp không phải là đất ở không cần phải xin phép cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nhưng phải đăng ký biến động đất đai.
Theo đó, căn cứ Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định về hồ sơ, thủ tục đăng ký biến động đất đai như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Theo khoản 2 Điều 11 Thông tư 02/2015/TT-BTNMT quy định người sử dụng đất có nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ, gồm:
- Đơn đăng ký biến động theo mẫu tải về:
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Theo khoản 2, 3 Điều 60 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ theo quy định sau:
Cách 1: Hộ gia đình, cá nhân nộp tại UBND cấp xã nơi có đất nếu có nhu cầu (xã, phường, thị trấn).
Cách 2: Không nộp tại UBND cấp xã
- Nếu địa phương đã tổ chức bộ phận một cửa thì nộp tại bộ phận một cửa ở cấp huyện.
- Nếu chưa tổ chức bộ phận một cửa thì nộp hồ sơ như sau:
Văn phòng đăng ký đất đai chi nhánh ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện (nếu địa phương chưa có Văn phòng đăng ký đất đai).
Bước 3: Tiếp nhận và giải quyết
- Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ; xác minh thực địa trong trường hợp cần thiết;
- Xác nhận vào đơn đăng ký, xác nhận mục đích sử dụng đất vào Giấy chứng nhận;
- Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai (nếu có).
Bước 4: Trao kết quả
Trao Giấy chứng nhận hoặc gửi UBND cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả giải quyết.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Đất ở có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tướng yêu cầu bảo đảm công chức viên chức, người lao động được chi trả đầy đủ lương, tiền thưởng dịp Tết Nguyên đán 2025?
- Vòng chung kết cuộc thi Festival Trạng nguyên Tiếng Anh 2025 diễn ra vào ngày nào?
- Đã có thông báo thu hồi đất, có được mua bán đất nữa không?
- Đơn đề nghị tập huấn cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe mới nhất hiện nay?
- Nút ấn báo cháy được lắp ở đâu? Mẫu tem kiểm định nút ấn báo cháy là mẫu nào?