Nhiệt kế hồng ngoại chịu thuế suất thuế GTGT bao nhiêu?

Xin hỏi: Nhiệt kế hồng ngoại có chịu thuế GTGT không? Hàng hóa, dịch vụ nào phải chịu thuế suất thuế GTGT 5%?

Nhiệt kế hồng ngoại có chịu thuế GTGT không?

Tại khoản 11 Điều 10 Thông tư 219/2013/TT-BTC được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Thông tư 26/2015/TT-BTC và Điều 1 Thông tư 43/2021/TT-BTC có quy định về thuế suất 5% như sau:

Thuế suất 5%
...
11. Thiết bị, dụng cụ y tế gồm máy móc và dụng cụ y tế: các loại máy soi, chiếu, chụp dùng để khám, chữa bệnh; các thiết bị, dụng cụ chuyên dùng để mổ, điều trị vết thương, ô tô cứu thương; dụng cụ đo huyết áp, tim, mạch, dụng cụ truyền máu; bơm kim tiêm; dụng cụ phòng tránh thai; các dụng cụ, thiết bị y tế có Giấy phép nhập khẩu hoặc Giấy chứng nhận đăng ký lưu hành hoặc Phiếu tiếp nhận hồ sơ công bố tiêu chuẩn theo quy định pháp luật về y tế hoặc theo Danh mục trang thiết bị y tế thuộc diện quản lý chuyên ngành của Bộ Y tế được xác định mã số hàng hóa theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam ban hành kèm theo Thông tư số 14/2018/TT-BYT ngày 15/5/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế và văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).
Bông, băng, gạc y tế và băng vệ sinh y tế; thuốc phòng bệnh, chữa bệnh bao gồm thuốc thành phẩm, nguyên liệu làm thuốc, trừ thực phẩm chức năng; vắc-xin; sinh phẩm y tế, nước cất để pha chế thuốc tiêm, dịch truyền; mũ, quần áo, khẩu trang, săng mổ, bao tay, bao chi dưới, bao giày, khăn, găng tay chuyên dùng cho y tế, túi đặt ngực và chất làm đầy da (không bao gồm mỹ phẩm); vật tư hóa chất xét nghiệm, diệt khuẩn dùng trong y tế.

Tại khoản 5 Điều 4 Thông tư 83/2014/TT-BTC có quy định hướng dẫn chung về áp dụng thuế suất thuế giá trị gia tăng theo danh mục Biểu thuế giá trị gia tăng như sau:

Hướng dẫn chung về áp dụng thuế suất thuế giá trị gia tăng theo danh mục Biểu thuế giá trị gia tăng
...
5. Thiết bị, dụng cụ y tế gồm máy móc và dụng cụ chuyên dùng cho y tế như: các loại máy soi, chiếu, chụp dùng để khám, chữa bệnh; các thiết bị, dụng cụ chuyên dùng để mổ, điều trị vết thương, ô tô cứu thương; dụng cụ đo huyết áp, tim, mạch, dụng cụ truyền máu; bơm kim tiêm; dụng cụ phòng tránh thai; các dụng cụ, thiết bị chuyên dùng cho y tế khác thực hiện theo quy định tại Biểu thuế giá trị gia tăng ban hành kèm theo Thông tư này.

Tại Công văn 743/BTC-TCHQ năm 2017 Bộ Tài chính có hướng dẫn về xác định thuế suất thuế GTGT như sau:

Các thiết bị, dụng cụ y tế khác (không có tên cụ thể nêu tại khoản 8 Điều 1 Thông tư số 26/2015/TT-BTC và khoản 5 Điều 4 Thông tư số 83/2014/TT-BTC, không thuộc Danh mục trang thiết bị y tế được nhập khẩu theo giấy phép của Bộ Y tế ban hành kèm theo Thông tư số 24/2011/TT-BTC) nhưng là mặt hàng có xác nhận của Bộ Y tế thì áp dụng mức thuế suất GTGT 5% theo quy định tại khoản 8 Điều 1 Thông tư số 26/2015/TT-BTC. Trường hợp không có xác nhận của Bộ Y tế thì áp dụng mức thuế suất thuế GTGT 10%.

Như vậy, nếu nhiệt kế hồng ngoại là mặt hàng có xác nhận của Bộ Y tế thì áp dụng mức thuế suất GTGT 5%. Ngược lại nếu không có xác nhận của Bộ Y tế thì nhiệt kế hồng ngoại áp dụng mức thuế suất thuế GTGT 10%.

Nhiệt kế hồng ngoại chịu thuế suất thuế GTGT bao nhiêu?

Nhiệt kế hồng ngoại chịu thuế suất thuế GTGT bao nhiêu? (Hình từ Internet)

Hàng hóa, dịch vụ nào phải chịu thuế suất thuế GTGT 5%?

Tại khoản 2 Điều 8 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 sửa đổi, bổ sung bởi khoản 2, 3 Điều 3 Luật sửa đổi các Luật về thuế 2014 và khoản 3 Điều 1 Luật thuế giá trị gia tăng sửa đổi năm 2013 có quy định các hàng hóa, dịch vụ chịu thuế suất thuế GTGT 5% bao gồm:

- Nước sạch phục vụ sản xuất và sinh hoạt;

- Quặng để sản xuất phân bón; thuốc phòng trừ sâu bệnh và chất kích thích tăng trưởng vật nuôi, cây trồng;

- Dịch vụ đào đắp, nạo vét kênh, mương, ao hồ phục vụ sản xuất nông nghiệp; nuôi trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng; sơ chế, bảo quản sản phẩm nông nghiệp;

- Sản phẩm trồng trọt,chăn nuôi, thủy sản chưa qua chế biến, trừ sản phẩm quy định tại khoản 1 Điều 5 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008;

- Mủ cao su sơ chế; nhựa thông sơ chế; lưới, dây giềng và sợi để đan lưới đánh cá;

- Thực phẩm tươi sống; lâm sản chưa qua chế biến, trừ gỗ, măng và sản phẩm quy định tại khoản 1 Điều 5 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008;

- Đường; phụ phẩm trong sản xuất đường, bao gồm gỉ đường, bã mía, bã bùn;

- Sản phẩm bằng đay, cói, tre, nứa, lá, rơm, vỏ dừa, sọ dừa, bèo tây và các sản phẩm thủ công khác sản xuất bằng nguyên liệu tận dụng từ nông nghiệp; bông sơ chế; giấy in báo;

- Thiết bị, dụng cụ y tế, bông, băng vệ sinh y tế; thuốc phòng bệnh, chữa bệnh; sản phẩm hóa dược, dược liệu là nguyên liệu sản xuất thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh;

- Giáo cụ dùng để giảng dạy và học tập, bao gồm các loại mô hình, hình vẽ, bảng, phấn, thước kẻ, com-pa và các loại thiết bị, dụng cụ chuyên dùng cho giảng dạy, nghiên cứu, thí nghiệm khoa học;

- Hoạt động văn hóa, triển lãm, thể dục, thể thao; biểu diễn nghệ thuật, sản xuất phim; nhập khẩu, phát hành và chiếu phim;

- Đồ chơi cho trẻ em; sách các loại, trừ sách quy định tại khoản 15 Điều 5 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008;

- Dịch vụ khoa học, công nghệ theo quy định của Luật khoa học và công nghệ.

- Bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội theo quy định của Luật nhà ở.

Số thuế GTGT phải nộp theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT được xác định như thế nào?

Tại khoản 1 Điều 11 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Luật thuế giá trị gia tăng sửa đổi năm 2013 có quy định số thuế GTGT phải nộp theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT được xác định như sau:

- Số thuế GTGT phải nộp theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT = giá trị gia tăng x thuế suất thuế GTGT áp dụng đối với hoạt động mua bán, chế tác vàng, bạc, đá quý.

GTGT của vàng, bạc, đá quý được xác định bằng giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý bán ra trừ giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý mua vào tương ứng.

Trân trọng!

Tính thuế giá trị gia tăng
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tính thuế giá trị gia tăng
Hỏi đáp Pháp luật
Có cần gửi mẫu đăng ký phương pháp tính thuế GTGT đến cơ quan thuế không?
Hỏi đáp Pháp luật
Dịch vụ phần mềm chịu thuế suất giá trị gia tăng bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Nhiệt kế hồng ngoại chịu thuế suất thuế GTGT bao nhiêu?
Hỏi đáp pháp luật
Đơn vị xuất gạo cho Dự trữ Quốc gia thì có phải kê khai tính thuế GTGT không?
Hỏi đáp pháp luật
Đơn vị có đồng thời được áp dụng hai phương pháp tính thuế GTGT trực tiếp và khấu trừ không?
Hỏi đáp pháp luật
Tính thuế GTGT với trường hợp chủ đầu tư đồng thời là đơn vị thi công
Hỏi đáp pháp luật
Định mức chi phí tư vấn đầu tư xây dựng công trình có tính thuế GTGT không?
Hỏi đáp pháp luật
Những hàng hóa thuộc loại trong nước chưa sản xuất được nhập khẩu sẽ không tính thuế GTGT
Hỏi đáp pháp luật
Các dịch vụ y tế, dịch vụ thú y nào không tính thuế GTGT?
Hỏi đáp pháp luật
Các ngành, nghề nào tính thuế GTGT trên doanh thu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tính thuế giá trị gia tăng
Lương Thị Tâm Như
3,179 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tính thuế giá trị gia tăng
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào