Lãnh đạo Tổng cục Dự trữ Nhà nước do ai bổ nhiệm?

Lãnh đạo Tổng cục Dự trữ Nhà nước do ai bổ nhiệm? Câu hỏi của bạn Hùng Anh (Hải Phòng)

Lãnh đạo Tổng cục Dự trữ Nhà nước do ai bổ nhiệm?

Theo Điều 4 Quyết định 36/2019/QĐ-TTg quy định về lãnh đạo Tổng cục Dự trữ Nhà nước như sau:

Lãnh đạo Tổng cục Dự trữ Nhà nước
1. Tổng cục Dự trữ Nhà nước có Tổng cục trưởng và không quá 04 Phó Tổng cục trưởng.
2. Tổng cục trưởng và các Phó Tổng cục trưởng do Bộ trưởng Bộ Tài chính bổ nhiệm, miễn nhiệm và cách chức theo quy định của pháp luật.
3. Tổng cục trưởng là người đứng đầu Tổng cục Dự trữ Nhà nước, chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Tài chính và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Tổng cục Dự trữ Nhà nước. Phó Tổng cục trưởng chịu trách nhiệm trước Tổng cục trưởng và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công phụ trách.

Theo đó, Tổng cục trưởng là người đứng đầu Tổng cục Dự trữ Nhà nước, chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Tài chính và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Tổng cục Dự trữ Nhà nước.

Tổng cục trưởng và các Phó Tổng cục trưởng do Bộ trưởng Bộ Tài chính bổ nhiệm, miễn nhiệm và cách chức theo quy định của pháp luật.

Cục dự trữ nhà nước

Lãnh đạo Tổng cục Dự trữ Nhà nước do ai bổ nhiệm? (Hình từ Internet)

Cơ cấu tổ chức của Tổng cục Dự trữ Nhà nước như thế nào?

Theo Điều 3 Quyết định 36/2019/QĐ-TTg quy định về cơ cấu tổ chức Tổng cục Dự trữ Nhà nước như sau:

Cơ quan Tổng cục Dự trữ Nhà nước tại trung ương bao gồm:

- Vụ Chính sách và Pháp chế;

- Vụ Kế hoạch;

- Vụ Khoa học và Công nghệ bảo quản;

- Vụ Quản lý hàng dự trữ;

- Vụ Tổ chức cán bộ;

- Vụ Tài vụ - Quản trị;

- Văn phòng;

- Vụ Thanh tra - Kiểm tra;

- Cục Công nghệ thông tin, thống kê và Kiểm định hàng dự trữ.

Các tổ chức quy định trên là tổ chức hành chính giúp Tổng cục trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước.

Các tổ chức Dự trữ Nhà nước tại địa phương gồm:

Các Cục Dự trữ Nhà nước khu vực trực thuộc Tổng cục Dự trữ Nhà nước:

- Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Hà Nội;

- Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Tây Bắc;

- Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Hoàng Liên Sơn;

- Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Vĩnh Phú;

- Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Bắc Thái;

- Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Hà Bắc;

- Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Hải Hưng;

- Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Đông Bắc;

- Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Thái Bình;

- Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Hà Nam Ninh;

- Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Thanh Hóa;

- Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Nghệ Tĩnh;

- Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Bình Trị Thiên;

- Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Đà Nẵng;

- Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Nghĩa Bình;

- Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Nam Trung Bộ;

- Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Bắc Tây Nguyên;

- Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Nam Tây Nguyên;

- Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Đông Nam Bộ;

- Cục Dự trữ Nhà nước khu vực thành phố Hồ Chí Minh;

- Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Cửu Long;

- Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Tây Nam Bộ.

Chi cục Dự trữ Nhà nước thuộc Cục Dự trữ Nhà nước khu vực.

Cục Dự trữ Nhà nước khu vực, Chi cục Dự trữ Nhà nước có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật.

Tổng cục Dự trữ Nhà nước có quyền hạn và nhiệm vụ gì?

Theo Điều 2 Quyết định 36/2019/QĐ-TTg quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Tổng cục Dự trữ Nhà nước như sau:

- Trình Bộ trưởng Bộ Tài chính để trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định:

+ Dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội; dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; dự thảo nghị quyết, nghị định của Chính phủ; dự thảo quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về dự trữ quốc gia;

+ Chính sách phát triển, định hướng nguồn lực, chiến lược dự trữ quốc gia; quy hoạch tổng thể hệ thống kho dự trữ quốc gia; kế hoạch dự trữ quốc gia 05 năm và hàng năm; chương trình hành động, đề án, dự án quan trọng thuộc lĩnh vực quản lý dự trữ quốc gia;

+ Điều chỉnh danh mục hàng dự trữ quốc gia, mức dự trữ từng loại hàng, tổng mức dự trữ quốc gia trong từng thời kỳ và hàng năm;

+ Bổ sung dự toán ngân sách trung ương chi dự trữ quốc gia trong năm, bổ sung kinh phí mua bù hàng dự trữ quốc gia đã xuất cấp không thu tiền của các bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia theo quy định của pháp luật;

+ Việc nhập, xuất, tiêu hủy, giảm vốn hàng dự trữ quốc gia theo quy định của pháp luật về dự trữ quốc gia.

-Trình Bộ trưởng Bộ Tài chính xem xét, quyết định:

+ Ban hành thông tư, quyết định, chỉ thị, kế hoạch hoạt động hàng năm và các văn bản khác về dự trữ quốc gia;

+ Quy hoạch chi tiết mạng lưới kho dự trữ quốc gia thuộc phạm vi quản lý;

+ Chế độ quản lý tài chính, ngân sách chi cho dự trữ quốc gia; cơ chế mua, bán, nhập, xuất, bảo quản, quản lý chất lượng hàng dự trữ quốc gia; chế độ thống kê, báo cáo về dự trữ quốc gia;

+ Tiêu chuẩn kho dự trữ quốc gia (không bao gồm kho dự trữ quốc gia của Bộ Công an và Bộ Quốc phòng); quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, định mức kinh tế - kỹ thuật hàng dự trữ quốc gia;

+ Kiểm tra phân bổ dự toán ngân sách nhà nước chi hoạt động dự trữ quốc gia cho bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia theo quy định của pháp luật và phân công, phân cấp của Bộ Tài chính;

+ Cấp kinh phí chi mua hàng dự trữ quốc gia, kinh phí quản lý, chi nghiệp vụ dự trữ quốc gia cho các bộ, ngành, cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý hàng dự trữ quốc gia theo quy định của pháp luật;

+ Tạm ứng ngân sách nhà nước chi cho nhập, xuất, bảo quản hàng dự trữ quốc gia của các bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia theo quy định của pháp luật;

+ Thẩm định và tổng hợp quyết toán ngân sách nhà nước chi cho mua hàng dự trữ quốc gia, chi nghiệp vụ dự trữ quốc gia của các bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia theo quy định của pháp luật;

+ Nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia trong tình huống đột xuất, cấp bách theo quy định của pháp luật;

+ Giảm vốn đối với hàng dự trữ quốc gia theo quy định của pháp luật; thanh lý hàng dự trữ quốc gia thuộc phạm vi quản lý.

- Ban hành theo thẩm quyền các văn bản hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ, văn bản cá biệt thuộc phạm vi quản lý của Tổng cục Dự trữ Nhà nước.

- Hướng dẫn và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án, đề án về lĩnh vực dự trữ quốc gia sau khi được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc phê duyệt.

- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về dự trữ quốc gia.

- Trực tiếp quản lý các mặt hàng dự trữ quốc gia thuộc danh mục được Chính phủ phân công cho Bộ Tài chính quản lý:

+ Tổ chức thực hiện quản lý, bảo quản, nhập, xuất, mua, bán, luân phiên đổi hàng, bảo đảm an toàn, xử lý hao hụt, dôi thừa hàng dự trữ quốc gia được giao quản lý theo quy định của pháp luật;

+ Thực hiện xuất hàng dự trữ quốc gia để cứu trợ, cứu nạn, hỗ trợ, viện trợ quốc tế hoặc đáp ứng các yêu cầu đột xuất, cấp bách khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ hoặc Bộ trưởng Bộ Tài chính;

+ Quyết định mức giá cụ thể khi mua, bán hàng dự trữ quốc gia theo quy định của pháp luật và theo phân cấp, ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

- Tổ chức thực hiện công tác đầu tư xây dựng hệ thống kho, trụ sở, trang thiết bị kỹ thuật theo quy định của pháp luật và phân công, phân cấp của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

- Thanh tra chuyên ngành, kiểm tra hoạt động dự trữ quốc gia của các bộ, ngành quản lý, đơn vị bảo quản hàng dự trữ quốc gia; kiểm tra nội bộ; giải quyết khiếu nại, tố cáo; xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm pháp luật dự trữ quốc gia; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí theo quy định của pháp luật.

- Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghệ bảo quản, quản lý dự trữ quốc gia.

- Xây dựng hệ thống thông tin; tổ chức thực hiện công tác thống kê và chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất về tình hình quản lý, sử dụng hàng dự trữ quốc gia và nguồn lực khác; lập báo cáo tài chính tổng hợp về hoạt động dự trữ quốc gia theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện hợp tác quốc tế về dự trữ quốc gia theo quy định của pháp luật và theo phân công, phân cấp của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

- Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế; thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ, thi đua khen thưởng, kỷ luật, đào tạo, bồi dưỡng đối với công chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý của Tổng cục Dự trữ Nhà nước theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

- Quản lý tài chính, tài sản được giao theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện cải cách hành chính theo mục tiêu và nội dung chương trình cải cách hành chính được Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt.

- Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật và do Bộ trưởng Bộ Tài chính giao.

Trân trọng!

Cơ cấu tổ chức bộ tài chính
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Cơ cấu tổ chức bộ tài chính
Hỏi đáp Pháp luật
Lãnh đạo Tổng cục Dự trữ Nhà nước do ai bổ nhiệm?
Hỏi đáp Pháp luật
Bộ Tài chính có cơ cấu tổ chức như thế nào? Bộ Tài chính có nhiệm vụ và quyền hạn gì trong quản lý dự trữ quốc gia?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Cơ cấu tổ chức bộ tài chính
Nguyễn Đình Mạnh Tú
1,418 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Cơ cấu tổ chức bộ tài chính

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Cơ cấu tổ chức bộ tài chính

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào