Mẫu bản kiểm điểm học sinh tự nhận lỗi chuyên nghiệp nhất và cách viết?

Cho tôi hỏi mẫu bản kiểm điểm học sinh tự nhận lỗi chuyên nghiệp nhất và cách viết? (Câu hỏi của chị Như - Vĩnh Long)

Mẫu bản kiểm điểm học sinh tự nhận lỗi chuyên nghiệp nhất và cách viết?

Bản kiểm điểm học sinh tự nhận lỗi là biểu mẫu được viết khi học sinh vi phạm nội quy của nhà trường.

Ngoài ra, bản kiểm điểm học sinh tự nhận lỗi còn được sử dụng để kiểm điểm lại hành vi vi phạm nội quy nhà trường của học sinh trong một khoảng thời gian nhất định để có định hướng phát triển và rút kinh nghiệm cho những lần sau.

Mẫu bản kiểm điểm học sinh tự nhận lỗi chuyên nghiệp như sau:

Cách viết bản kiểm điểm học sinh tự nhận lỗi chuyên nghiệp:

- Quốc hiệu: Cần ghi bằng chữ in hoa và được trình bày ra giữa trang giấy.

- Tiêu ngữ: Cần phải ghi rõ bản kiểm điểm về việc gì, viết chữ in hoa và trình bày ra giữa trang giấy.

- Cần phải có ngày tháng năm lập biên bản.

- "Kính gửi": cần nêu rõ gửi ai và cũng được trình bày ra giữa trang giấy.

- Thông tin của người viết bản kiểm điểm cần được nêu rõ bao gồm tên, tuổi, lớp,…

- Tiếp theo là thời gian vi phạm, cũng như lý do viết bản kiểm điểm.

- Lời hứa của bản thân về việc vi phạm.

+ Cuối cùng sẽ là chữ ký của người viết bản kiểm điểm, có thể bao gồm cả chữ ký của người làm chứng (trong trường hợp của học sinh viết bản kiểm điểm thì có thể có chữ ký của phụ huynh).

Tải Mẫu bản kiểm điểm học sinh tự nhận lỗi chuyên nghiệp tại đây. Tải về

Mẫu bản kiểm điểm học sinh tự nhận lỗi chuyên nghiệp nhất và cách viết? (Hình từ Internet).

Mẫu bản kiểm điểm học sinh tự nhận lỗi chuyên nghiệp nhất và cách viết? (Hình từ Internet).

Độ tuổi của học sinh các cấp theo giáo dục phổ thông?

Theo Điều 28 Luật Giáo dục 2019 quy định về cấp học và độ tuổi của giáo dục phổ thông như sau:

Cấp học và độ tuổi của giáo dục phổ thông
1. Các cấp học và độ tuổi của giáo dục phổ thông được quy định như sau:
a) Giáo dục tiểu học được thực hiện trong 05 năm học, từ lớp một đến hết lớp năm. Tuổi của học sinh vào học lớp một là 06 tuổi và được tính theo năm;
b) Giáo dục trung học cơ sở được thực hiện trong 04 năm học, từ lớp sáu đến hết lớp chín. Học sinh vào học lớp sáu phải hoàn thành chương trình tiểu học. Tuổi của học sinh vào học lớp sáu là 11 tuổi và được tính theo năm;
c) Giáo dục trung học phổ thông được thực hiện trong 03 năm học, từ lớp mười đến hết lớp mười hai. Học sinh vào học lớp mười phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở. Tuổi của học sinh vào học lớp mười là 15 tuổi và được tính theo năm.
....

Qua quy định trên, độ tuổi của học sinh các cấp theo giáo dục phổ thông được xác định như sau:

- Học sinh vào học lớp một là 06 tuổi và được tính theo năm. Giáo dục tiểu học được thực hiện trong 05 năm học, từ lớp một đến hết lớp năm.

- Học sinh vào học lớp sáu là 11 tuổi và được tính theo năm. Học sinh vào học lớp sáu phải hoàn thành chương trình tiểu học.

- Học sinh vào học lớp mười là 15 tuổi và được tính theo năm. Học sinh vào học lớp mười phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở.

Học sinh có quyền gì khi đi học?

Căn cứ theo quy đinh Điều 82 Luật Giáo dục 2019 thì khi đi học, học sinh có các quyền như sau:

- Được giáo dục, học tập để phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng của bản thân.

- Được tôn trọng; bình đẳng về cơ hội giáo dục và học tập; được phát triển tài năng, năng khiếu, sáng tạo, phát minh; được cung cấp đầy đủ thông tin về việc học tập, rèn luyện của mình.

- Được học vượt lớp, học rút ngắn thời gian thực hiện chương trình, học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định, học kéo dài thời gian, học lưu ban, được tạo điều kiện để học các chương trình giáo dục theo quy định của pháp luật.

- Được học tập trong môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh.

- Được cấp văn bằng, chứng chỉ, xác nhận sau khi tốt nghiệp cấp học, trình độ đào tạo và hoàn thành chương trình giáo dục theo quy định.

- Được tham gia hoạt động của đoàn thể, tổ chức xã hội trong cơ sở giáo dục theo quy định của pháp luật.

- Được sử dụng cơ sở vật chất, thư viện, trang thiết bị, phương tiện phục vụ các hoạt động học tập, văn hóa, thể dục, thể thao của cơ sở giáo dục.

- Được trực tiếp hoặc thông qua đại diện hợp pháp của mình kiến nghị với cơ sở giáo dục các giải pháp góp phần xây dựng cơ sở giáo dục, bảo vệ quyền, lợi ích của người học.

- Được hưởng chính sách ưu tiên của Nhà nước trong tuyển dụng vào các cơ quan nhà nước nếu tốt nghiệp loại giỏi và có đạo đức tốt.

- Được cử người đại diện tham gia hội đồng trường theo quy định.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Dương Thanh Trúc
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào