Giám đốc trung tâm đăng kiểm bán tem kiểm định giả sẽ bị xử lý trách nhiệm hình sự như thế nào?
- Giám đốc trung tâm đăng kiểm bán tem kiểm định giả sẽ bị xử lý trách nhiệm hình sự như thế nào?
- Giám đốc trung tâm đăng kiểm bán tem kiểm định giả nhưng sau đó thu lại tem giả và hoàn trả tiền thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
- Giám đốc trung tâm đăng kiểm bán tem kiểm định giả có thời hạn truy cứu trách nhiệm bao nhiêu năm?
Giám đốc trung tâm đăng kiểm bán tem kiểm định giả sẽ bị xử lý trách nhiệm hình sự như thế nào?
Căn cứ quy định khoản 2 Điều 202 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội làm, buôn bán tem giả, vé giả như sau:
Tội làm, buôn bán tem giả, vé giả
...
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Tem giả, vé giả không có mệnh giá có số lượng 30.000 đơn vị trở lên;
d) Tem giả, vé giả có mệnh giá có tổng trị giá 200.000.000 đồng trở lên;
đ) Thu lợi bất chính 100.000.000 đồng trở lên;
e) Tái phạm nguy hiểm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Như vậy, Giám đốc trung tâm đăng kiểm bán tem kiểm định giả sẽ bị xử lý trách nhiệm hình sự về hành vi lạm dụng chức vụ quyền hạn làm, buôn bán tem giả, vé giả. Có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
Bên cạnh đó người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Giám đốc trung tâm đăng kiểm bán tem kiểm định giả sẽ bị xử lý trách nhiệm hình sự như thế nào? (Hình từ internet)
Giám đốc trung tâm đăng kiểm bán tem kiểm định giả nhưng sau đó thu lại tem giả và hoàn trả tiền thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Căn cứ quy định Điều 16 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội như sau:
Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội
Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là tự mình không thực hiện tội phạm đến cùng, tuy không có gì ngăn cản.
Người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm; nếu hành vi thực tế đã thực hiện có đủ yếu tố cấu thành của một tội khác, thì người đó phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này.
Căn cứ quy định khoản 2 Điều 202 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội làm, buôn bán tem giả, vé giả như sau:
Tội làm, buôn bán tem giả, vé giả
...
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Tem giả, vé giả không có mệnh giá có số lượng 30.000 đơn vị trở lên;
d) Tem giả, vé giả có mệnh giá có tổng trị giá 200.000.000 đồng trở lên;
đ) Thu lợi bất chính 100.000.000 đồng trở lên;
e) Tái phạm nguy hiểm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Như vậy, tuy giám đốc trung tâm đăng kiểm đã tự ý chấm dứt hành vi vi phạm của mình về tội bán tem kiểm đỉnh giả bằng cách thu hồi và hoàn trả lại tiền đã nhận. Tuy nhiên hành vi làm tem kiểm định giả đã đủ yếu tố cấu thành tội phạm. Chính vì thế Giám đốc trung tâm đăng kiểm vẫn phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi làm tem kiểm định giải.
Giám đốc trung tâm đăng kiểm bán tem kiểm định giả có thời hạn truy cứu trách nhiệm bao nhiêu năm?
Căn cứ quy định khoản 2 Điều 27 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự như sau:
Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự
...
2. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định như sau:
a) 05 năm đối với tội phạm ít nghiêm trọng;
b) 10 năm đối với tội phạm nghiêm trọng;
c) 15 năm đối với tội phạm rất nghiêm trọng;
d) 20 năm đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Căn cứ quy định Điều 9 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về phân loại tội phạm như sau
Phân loại tội phạm
1. Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được quy định trong Bộ luật này, tội phạm được phân thành 04 loại sau đây:
a) Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm;
b) Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm tù đến 07 năm tù;
c) Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm tù đến 15 năm tù;
d) Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.
2. Tội phạm do pháp nhân thương mại thực hiện được phân loại căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội theo quy định tại khoản 1 Điều này và quy định tương ứng đối với các tội phạm được quy định tại Điều 76 của Bộ luật này.
Như vậy, tội làm, buôn bán tem giả, vé giả theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015 sẽ bị phạt tù cao nhất đến 7 năm vì vậy đây là tội phạm nghiêm trọng, do đó thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự của tội làm, buôn bán tem giả, vé giả có thể lên đến là 10 năm.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?