Có phải đi tù khi chồng ép buộc vợ phải gia nhập tôn giáo của chồng nhưng trái ý muốn của vợ?
- Có phải đi tù khi chồng ép buộc vợ phải gia nhập tôn giáo của chồng nhưng trái ý muốn của vợ?
- Trường hợp chồng ép buộc vợ phải gia nhập tôn giáo của chồng một cách bài bản, có tổ chức thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào?
- Trường hợp chồng đe doạ ép buộc vợ phải gia nhập tôn giáo của mình nhưng vợ phản ứng kịch liệt thì chồng không tiếp tục đe doạ nữa thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Có phải đi tù khi chồng ép buộc vợ phải gia nhập tôn giáo của chồng nhưng trái ý muốn của vợ?
Căn cứ quy định Điều 164 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác như sau:
Tội xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác
1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác ngăn cản hoặc ép buộc người khác thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào, đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Phạm tội 02 lần trở lên;
d) Dẫn đến biểu tình;
đ) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Như vậy, nếu chồng có hành vi ép buộc vợ phải gia nhập tôn giáo của mình thì đây là hành vi xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác.
Trường hợp chồng ép buộc vợ phải gia nhập tôn giáo thì có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 03 năm tùy vào tính chất, mức độ và hành vi phạm tội.
Bên cạnh đó người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Có phải đi tù khi chồng ép buộc vợ phải gia nhập tôn giáo của chồng nhưng trái ý muốn của vợ? (Hình từ Internet)
Trường hợp chồng ép buộc vợ phải gia nhập tôn giáo của chồng một cách bài bản, có tổ chức thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào?
Căn cứ quy định khoản 2 Điều 164 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác như sau:
Tội xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác
...
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Phạm tội 02 lần trở lên;
d) Dẫn đến biểu tình;
đ) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Như vậy, trường hợp chồng ép buộc vợ phải gia nhập tôn giáo của chồng một cách bài bản, có tổ chức thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự với hình phạt tù từ 01 năm đến 03 năm.
Bên cạnh đó người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Trường hợp chồng đe doạ ép buộc vợ phải gia nhập tôn giáo của mình nhưng vợ phản ứng kịch liệt thì chồng không tiếp tục đe doạ nữa thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Căn cứ quy định Điều 16 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội
Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội
Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là tự mình không thực hiện tội phạm đến cùng, tuy không có gì ngăn cản.
Người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm; nếu hành vi thực tế đã thực hiện có đủ yếu tố cấu thành của một tội khác, thì người đó phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này.
Căn cứ quy định Điều 164 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác như sau:
Tội xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác
1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác ngăn cản hoặc ép buộc người khác thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào, đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Phạm tội 02 lần trở lên;
d) Dẫn đến biểu tình;
đ) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Như vậy, trường hợp chồng đe doạ ép buộc vợ phải gia nhập tôn giáo của mình nhưng vợ phản ứng kịch liệt thì chồng không tiếp tục đe doạ nữa thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự vì hành vi của mình vì đây không thuộc trường hợp tự mình không thực hiện tội phạm đến cùng mà là do nhận thấy có sự phản ứng mạnh mẽ từ nạn nhân nên mới dừng lại hành vi phạm tội của mình.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu thống kê tăng giảm Đảng viên theo Hướng dẫn 11?
- Tải Hệ thống tài khoản kế toán theo Thông tư 200 file Excel cập nhật chi tiết, mới nhất?
- Xem lịch âm tháng 11 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao là cán bộ hay công chức?
- Doanh nghiệp yêu cầu người lao động thử việc quá 01 lần đối với một công việc bị xử phạt bao nhiêu?