Hành vi sử dụng trái phép hình ảnh người nổi tiếng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự?
Mức phạt khi sử dụng trái phép hình ảnh người nổi tiếng?
Theo Điều 32 Bộ luật Dân sự 2015 quy định cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình. Việc sử dụng hình ảnh của người khác vì mục đích thương mại thì phải được sự đồng ý của người đó và phải trả thù lao cho hình ảnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Quyền của cá nhân đối với hình ảnh
..
2. Việc sử dụng hình ảnh trong trường hợp sau đây không cần có sự đồng ý của người có hình ảnh hoặc người đại diện theo pháp luật của họ:
a) Hình ảnh được sử dụng vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng;
b) Hình ảnh được sử dụng từ các hoạt động công cộng, bao gồm hội nghị, hội thảo, hoạt động thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật và hoạt động công cộng khác mà không làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh.
...
Sử dụng hình ảnh của người khác sai quy định thì người có hình ảnh có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định buộc người vi phạm, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt việc sử dụng hình ảnh, bồi thường thiệt hại và áp dụng các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật.
Hành vi quảng cáo có sử dụng hình ảnh, lời nói, chữ viết của cá nhân khi chưa được cá nhân đó đồng ý cũng là hành vi bị cấm tại khoản 8 Điều 8 Luật Quảng cáo 2012 như sau:
Hành vi cấm trong hoạt động quảng cáo
...
8. Quảng cáo có sử dụng hình ảnh, lời nói, chữ viết của cá nhân khi chưa được cá nhân đó đồng ý, trừ trường hợp được pháp luật cho phép.
...
Cụ thể, tại khoản 3 Điều 34 Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo ban hành việc xử lý vi phạm quy định về hành vi cấm trong hoạt động quảng cáo như sau:
Vi phạm quy định về hành vi cấm trong hoạt động quảng cáo
...
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Quảng cáo vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ;
b) Quảng cáo có sử dụng hình ảnh, lời nói, chữ viết của cá nhân khi chưa được cá nhân đó đồng ý, trừ trường hợp được pháp luật cho phép.
...
Như vậy, mức phạt khi sử dụng trái phép hình ảnh người nổi tiếng để quảng cáo có sử dụng hình ảnh, lời nói, chữ viết của cá nhân khi chưa được cá nhân đó đồng ý sẽ bị phạt từ 20.000.000 đến 40.000.000 đồng.
Lưu ý: Đối với cùng một hành vi vi phạm, mức phạt tiền của tổ chức gấp 2 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. Biện pháp khắc phục hậu quả lúc này là buộc tháo gỡ, tháo dỡ hoặc xóa quảng cáo.
Hành vi sử dụng trái phép hình ảnh người nổi tiếng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự? (Hình từ Internet)
Hành vi sử dụng trái phép hình ảnh người nổi tiếng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự?
Tại Điều 197 Bộ luật Hình sự 2015 có quy định tội quảng cáo gian dối cụ thể như sau:
Tội quảng cáo gian dối
1. Người nào quảng cáo gian dối về hàng hóa, dịch vụ, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
2. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Như vậy, hành vi sử dụng trái phép hình ảnh người nổi tiếng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi có dấu hiệu của quảng cáo gian dối về hàng hóa thì bị phạt tiền từ 10.000.000 - 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 - 50.000.000 đồng và cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 - 05 năm.
Có được phép sử dụng hình ảnh người nổi tiếng quảng cáo trong thang máy chung cư?
Theo quy định tại Điều 102 Luật Nhà ở 2014 quy định các chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư nếu chủ sở hữu không tham dự sẽ phải tổ chức hội nghị nhà chung cư để quyết định có được phép sử dụng hình ảnh người nổi tiếng quảng cáo trong thang máy chung cư hay không.
Cụ thể, trường hợp nhà đầu tư được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán, sau khi hoàn thành việc xây dựng đưa vào sử dụng, các chủ sở hữu (chủ sở hữu căn hộ chung cư) tổ chức hội nghị nhà chung cư theo khoản 3 Điều 102 Luật Nhà ở 2014 để quyết định việc quảng cáo trong thang máy.
Trường hợp nhà đầu tư được Nhà nước cho thuê đất để đầu tư xây dựng nhà ở để cho thuê, sau khi hoàn thành việc đầu tư xây dựng đưa vào sử dụng, nhà đầu tư là chủ sở hữu đối với dự án xây dựng nhà ở để cho thuê nêu trên.
Theo khoản 4 Điều 102 Luật Nhà ở 2014 thì nhà đầu tư sẽ tổ chức hội nghị nhà chung cư để quyết định các vấn đề, trong đó có việc quảng cáo trong thang máy của chung cư và cho thuê các màn hình này để thực hiện việc kinh doanh quảng cáo.
Do đó, việc kinh doanh quảng cáo trong thang máy của nhà chung cư sẽ do các chủ sở hữu, người sử dụng chung cư quyết định và phải đảm bảo không làm ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị, trật tự an toàn xã hội.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?