Xuất khẩu lao động chui bị xử phạt như thế nào?

Cho tôi hỏi việc đi xuất khẩu lao động "chui" bị phạt như thế nào? Câu hỏi của anh Chánh - Vĩnh Long

Thế nào là xuất khẩu lao động chui?

Xuất khẩu lao động chui được hiểu là việc người lao động đi làm việc ở nước ngoài không thông qua các công ty xuất khẩu lao động chính thống mà đi theo dạng vượt biên trái phép.

Vượt biên trái phép là việc công dân Việt Nam đi ra khỏi lãnh thổ Việt Nam để đến quốc gia khác mà không thực hiện nghĩa vụ là phải qua các cửa khẩu, và làm thủ tục xuất cảnh theo khoản 2 Điều 5 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt nam 2019:

Quyền và nghĩa vụ của công dân Việt Nam
...
2. Công dân Việt Nam có các nghĩa vụ sau đây:
a) Chấp hành quy định của pháp luật Việt Nam về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và pháp luật của nước đến khi ra nước ngoài;
b) Thực hiện thủ tục đề nghị cấp giấy tờ xuất nhập cảnh, gia hạn hộ chiếu, khôi phục giá trị sử dụng hộ chiếu theo quy định của Luật này;
c) Sử dụng giấy tờ xuất nhập cảnh do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp để xuất cảnh, nhập cảnh;
d) Chấp hành yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền trong việc kiểm tra người, hành lý, giấy tờ xuất nhập cảnh khi làm thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh;
đ) Nộp lệ phí cấp giấy tờ xuất nhập cảnh theo quy định của pháp luật.

Như vậy, vượt biên trái phép để đi xuất khẩu lao động chui là hành vi vi phạm pháp luật và sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.

Xuất khẩu lao động chui bị xử phạt như thế nào? (Hình từ Internet)

Xuất khẩu lao động chui bị xử phạt bao nhiêu tiền?

Căn cứ theo điểm a khoản 3 Điều 18 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về hình thức xử phạt đối với vi phạm các quy định về xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, cư trú và đi lại như sau:

Vi phạm các quy định về xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, cư trú và đi lại
...
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Qua lại biên giới quốc gia mà không làm thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh theo quy định của pháp luật;
...

Đồng thời, căn cứ tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền tối đa, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính như sau:

Quy định về mức phạt tiền tối đa, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính
...
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
...

Theo đó, đối với hành vi xuất khẩu lao động chui (hay còn gọi là vượt biên trái phép) thì sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với cá nhân và từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức có hành vi vi phạm.

Môi giới xuất khẩu lao động chui bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Căn cứ theo Điều 349 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép như sau:

Tội tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép
1. Người nào tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 120 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Đối với từ 05 người đến 10 người;
d) Có tính chất chuyên nghiệp;
đ) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
e) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Đối với 11 người trở lên;
b) Thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên;
c) Làm chết người.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Theo đó, tùy vào mức độ nghiệm trọng của hành vi và hậu quả của hành vi mà sẽ có các mức xử phạt khác nhau đối với môi giới xuất khẩu lao động chui. Mức hình phạt cao nhất có thể áp dụng là 15 năm tù giam và mức hình phạt cụ thể sẽ do Tòa án quyết định.

Ngoài ra người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Trân trọng!

Xuất khẩu lao động
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Xuất khẩu lao động
Hỏi đáp Pháp luật
Thu tiền môi giới của người đi xuất khẩu lao động bị xử phạt như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu giấy đề nghị hoàn trả tiền ký quỹ mẫu số 3? Khi nào người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc được hoàn trả tiền ký quỹ?
Hỏi đáp Pháp luật
Hồ sơ hoàn trả tiền ký quỹ xuất khẩu lao động Hàn Quốc gồm có những gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Lịch thi xuất khẩu Hàn Quốc 2024 (EPS 2024) chi tiết?
Hỏi đáp Pháp luật
Lịch thi EPS 2024 đợt 1 cụ thể chi tiết nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Bao nhiêu tuổi được đi xuất khẩu lao động? Có mấy hình thức đưa người lao động Việt Nam đi xuất khẩu lao động?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn tra cứu các công ty xuất khẩu lao động được cấp phép hoạt động tại Việt Nam?
Hỏi đáp Pháp luật
Xuất khẩu lao động có phải đóng thuế thu nhập cá nhân không?
Hỏi đáp Pháp luật
Tải Mẫu hợp đồng xuất khẩu lao động áp dụng trước và sau ngày 15/5/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mức trần giá dịch vụ theo hợp đồng môi giới xuất khẩu lao động 2024 là bao nhiêu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Xuất khẩu lao động
Chu Tường Vy
3,831 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Xuất khẩu lao động
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào