Liên quan đến quy trình giám sát đầu tư của cộng đồng có bắt buộc phải thành lập Ban giám sát đầu tư hay không?

Xin hỏi: Liên quan đến quy trình giám sát đầu tư của cộng đồng có bắt buộc phải thành lập Ban giám sát đầu tư hay không?- Câu hỏi của anh Tín (Quảng Bình).

Liên quan đến quy trình giám sát đầu tư của cộng đồng có bắt buộc phải thành lập Ban giám sát đầu tư hay không?

Tại điểm b khoản 1 Điều 75 Luật Đầu tư công 2019 có quy định trình tự, thủ tục, quy trình giám sát đầu tư của cộng đồng như sau:

Trình tự, thủ tục, quy trình giám sát đầu tư của cộng đồng
1. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chủ trì, phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội và các cơ quan liên quan thực hiện các nội dung sau đây:
a) Lập kế hoạch giám sát đầu tư của cộng đồng đối với chương trình, dự án hằng năm trên địa bàn theo các nội dung quy định tại khoản 3 Điều 74 của Luật này;
b) Thành lập Ban giám sát đầu tư của cộng đồng cho từng chương trình, dự án;
c) Thông báo cho chủ chương trình, chủ đầu tư và Ban quản lý chương trình, dự án về kế hoạch giám sát và thành phần Ban giám sát đầu tư của cộng đồng chậm nhất 45 ngày trước ngày thực hiện.
2. Chủ chương trình, chủ đầu tư và Ban quản lý chương trình, dự án có trách nhiệm:
a) Cung cấp đầy đủ, trung thực, kịp thời tài liệu liên quan đến việc triển khai thực hiện chương trình, dự án quy định tại khoản 2 Điều 74 của Luật này cho Ban giám sát đầu tư của cộng đồng;
b) Tạo điều kiện thuận lợi cho Ban giám sát đầu tư của cộng đồng thực hiện việc giám sát theo quy định của pháp luật;
c) Tiếp thu ý kiến giám sát và tăng cường các biện pháp thực hiện dự án.

Như vậy, quy trình liên quan đến quy trình giám sát đầu tư của cộng đồng bắt buộc phải thành lập Ban giám sát đầu tư.

Ngoài ra còn cần phải lập kế hoạch giám sát đầu tư của cộng đồng đối với chương trình, dự án hằng năm trên địa bàn theo các nội dung quy định tại khoản 3 Điều 74 Luật Đầu tư công 2019.

Đồng thời thông báo cho chủ chương trình, chủ đầu tư và Ban quản lý chương trình, dự án về kế hoạch giám sát và thành phần Ban giám sát đầu tư của cộng đồng chậm nhất 45 ngày trước ngày thực hiện.

Giám sát đầu tư của cộng đồng bao gồm những nội dung nào?

Tại khoản 3 Điều 74 Luật Đầu tư công 2019 có quy định nội dung giám sát đầu tư của cộng đồng như sau:

Giám sát đầu tư của cộng đồng
1. Các chương trình, dự án chịu sự giám sát của cộng đồng. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp chủ trì tổ chức thực hiện giám sát đầu tư của cộng đồng và phản biện xã hội.
2. Cơ quan chủ quản tham khảo, giải trình, tiếp thu ý kiến cộng đồng dân cư nơi thực hiện dự án đối với việc quyết định đầu tư dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, dự án có quy mô di dân, tái định canh, định cư lớn, dự án có nguy cơ tác động lớn đến môi trường, dự án có ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống kinh tế - xã hội của cộng đồng dân cư nơi thực hiện dự án về chủ trương, chính sách đầu tư, xây dựng, đất đai, xử lý chất thải và bảo vệ môi trường, đền bù, giải phóng mặt bằng và phương án tái định canh, định cư theo quy định của pháp luật.
3. Nội dung giám sát đầu tư của cộng đồng bao gồm:
a) Việc chấp hành quy định của pháp luật về đầu tư, xây dựng, đất đai, xử lý chất thải và bảo vệ môi trường;
b) Công tác đền bù, giải phóng mặt bằng và phương án tái định canh, định cư bảo đảm quyền lợi của Nhân dân;
c) Các chương trình, dự án sử dụng một phần vốn đóng góp của người dân;
d) Tình hình triển khai và tiến độ thực hiện các chương trình, dự án;
đ) Việc thực hiện công khai, minh bạch trong đầu tư công theo quy định tại Điều 14 của Luật này;
e) Phát hiện những việc làm tổn hại đến lợi ích của cộng đồng; những tác động tiêu cực của dự án đến môi trường sinh sống của cộng đồng trong quá trình thực hiện đầu tư và vận hành dự án; những việc làm gây lãng phí, thất thoát vốn, tài sản thuộc dự án.

Như vậy, giám sát đầu tư của cộng đồng bao gồm những nội dung như sau:

- Việc chấp hành quy định của pháp luật về đầu tư, xây dựng, đất đai, xử lý chất thải và bảo vệ môi trường;

- Công tác đền bù, giải phóng mặt bằng và phương án tái định canh, định cư bảo đảm quyền lợi của Nhân dân;

- Các chương trình, dự án sử dụng một phần vốn đóng góp của người dân;

- Tình hình triển khai và tiến độ thực hiện các chương trình, dự án;

- Việc thực hiện công khai, minh bạch trong đầu tư công;

- Phát hiện những việc làm tổn hại đến lợi ích của cộng đồng; những tác động tiêu cực của dự án đến môi trường sinh sống của cộng đồng trong quá trình thực hiện đầu tư và vận hành dự án; những việc làm gây lãng phí, thất thoát vốn, tài sản thuộc dự án.

Liên quan đến quy trình giám sát đầu tư của cộng đồng có bắt buộc phải thành lập Ban giám sát đầu tư hay không?

Liên quan đến quy trình giám sát đầu tư của cộng đồng có bắt buộc phải thành lập Ban giám sát đầu tư hay không? (Hình từ Internet)

Quyền của Ban giám sát đầu tư của cộng đồng là gì?

Tại Điều 85 Nghị định 29/2021/NĐ-CP có quy định về quyền của Ban giám sát đầu tư của cộng đồng bao gồm:

- Yêu cầu các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cung cấp các thông tin về quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn, các quy hoạch khác liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đai theo quy định của pháp luật về đất đai;

- Yêu cầu các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan trả lời về các vấn đề thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật;

- Yêu cầu chủ chương trình, chủ đầu tư trả lời, cung cấp các thông tin phục vụ việc giám sát đầu tư:

+ Quyết định đầu tư;

+ Thông tin về chủ đầu tư, Ban quản lý dự án, địa chỉ liên hệ; tiến độ và kế hoạch đầu tư; diện tích chiếm đất và sử dụng đất;

+ Quy hoạch mặt bằng chi tiết và phương án kiến trúc;

+ Đền bù, giải phóng mặt bằng và phương án tái định cư;

+ Phương án xử lý chất thải và bảo vệ môi trường.

Đối với các chương trình, dự án đầu tư có nguồn vốn và công sức của cộng đồng, dự án sử dụng ngân sách cấp xã hoặc bằng nguồn tài trợ trực tiếp của các tổ chức, cá nhân cho cấp xã thì ngoài các nội dung trên, chủ chương trình, chủ đầu tư có trách nhiệm:

+ Cung cấp thêm thông tin về quy trình, quy phạm kỹ thuật, chủng loại và định mức vật tư;

+ Kết quả nghiệm thu và quyết toán công trình;

- Các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, chủ chương trình, chủ đầu tư có trách nhiệm cung cấp các tài liệu tại các điểm nêu trên cho Ban giám sát đầu tư của cộng đồng.

Trân trọng!

Giám sát đầu tư
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Giám sát đầu tư
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu Báo cáo tình hình giám sát đầu tư của cộng đồng như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu báo cáo giám sát đánh giá tổng thể đầu tư cả năm mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Liên quan đến quy trình giám sát đầu tư của cộng đồng có bắt buộc phải thành lập Ban giám sát đầu tư hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Giám sát đầu tư
Lương Thị Tâm Như
738 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Giám sát đầu tư
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào