Quy trình mua bán các loại giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được diễn ra như thế nào?
Các loại giấy tờ nào được quy định là giấy tờ có giá?
Căn cứ khoản 1 Điều 19 Thông tư 21/2012/TT-NHNN sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Thông tư 18/2016/TT-NHNN quy định các loại giấy tờ có giá:
Các loại giấy tờ có giá
Ngân hàng thương mại, công ty tài chính, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác xã, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được mua, bán có kỳ hạn các loại giấy tờ có giá sau:
a) Tín phiếu Ngân hàng Nhà nước;
b) Trái phiếu Chính phủ;
c) Trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh;
d) Trái phiếu Chính quyền địa phương;
đ) Giấy tờ có giá do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành (bao gồm cả giấy tờ có giá do chính tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành) theo quy định của Ngân hàng Nhà nước;
e) Các loại tín phiếu, kỳ phiếu, trái phiếu do tổ chức khác phát hành.
...
Như vậy, các loại giấy tờ có giá được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua, bán có kỳ hạn:
- Tín phiếu Ngân hàng Nhà nước
- Trái phiếu Chính phủ và Trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh; Trái phiếu Chính quyền địa phương
- Giấy tờ có giá do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành theo quy định của Ngân hàng Nhà nước
- Các loại tín phiếu, kỳ phiếu, trái phiếu do tổ chức khác phát hành.
Các loại giấy tờ có giá được giao dịch mua, bán có kỳ hạn phải có đủ các điều kiện sau:
- Là giấy tờ có giá được phát hành hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam và được phép chuyển nhượng;
- Được phát hành bằng đồng Việt Nam hoặc ngoại tệ tự do chuyển đổi;
- Thuộc quyền sở hữu hợp pháp của bên bán;
- Thời hạn còn lại của giấy tờ có giá phải lớn hơn thời hạn mua, bán.
Lưu ý: Thời hạn mua, bán có kỳ hạn giấy tờ có giá giữa các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tối thiểu là 01 ngày và tối đa là dưới 01 năm (quy định tại Điều 22 Thông tư 21/2012/TT-NHNN)
Quy trình mua bán các loại giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được diễn ra như thế nào? (Hình từ internet)
Lãi suất mua và cách xác định giá mua, giá mua lại giấy tờ có giá được quy định như thế nào?
Quy định tại Điều 23 Thông tư 21/2012/TT-NHNN sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Thông tư 18/2016/TT-NHNN về lãi suất mua và cách xác định giá mua, giá mua lại giấy tờ có giá như sau:
Lãi suất mua thực hiện theo phương thức tự thỏa thuận trên cơ sở tuân thủ các quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước về lãi suất.
Các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài xác định giá mua, giá mua lại cho từng giao dịch trên cơ sở lãi suất mua, thời hạn mua, bán đã thỏa thuận, thời hạn còn lại của giấy tờ có giá và các thông tin có liên quan khác.
Giá mua lại được tính theo công thức:
Giá mua lại = Giá mua x (1 + Lãi suất mua x Thời hạn mua, bán/ Số ngày thực tế của năm thực hiện giao dịch mua)
Quy trình mua bán giấy tờ có giá được diễn ra như thế nào?
Quy trình mua bán giấy tờ có giá được Ngân hàng nhà nước quy định tại Điều 25 Thông tư 21/2012/TT-NHNN:
Bước 1: Chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện chào mua, bán giấy tờ có giá với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác trên thị trường liên ngân hàng khi có nhu cầu.
- Khi có nhu cầu mua, bán có kỳ hạn giấy tờ có giá, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện chào mua, bán giấy tờ có giá với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác trên thị trường liên ngân hàng.
- Bên bán phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, hợp lệ của giấy tờ có giá được chào bán.
Bước 2: Bên mua kiểm tra lại thông tin về giấy tờ có giá.
Bước 3: Chuyển giao giấy tờ có giá giữa bên bán và bên mua
- Việc chuyển giao giấy tờ có giá giữa bên bán và bên mua được thực hiện như sau:
+ Trường hợp giấy tờ có giá được niêm yết: thực hiện theo quy định của sàn giao dịch nơi giấy tờ có giá niêm yết.
+ Trường hợp giấy tờ có giá chưa được niêm yết thì thực hiện theo quy trình nghiệp vụ và thỏa thuận của hai bên phù hợp với quy định của pháp luật cụ thể như sau:
- Đối với giấy tờ có giá là chứng chỉ không ghi danh: các bên trực tiếp giao nhận giấy tờ có giá cho nhau
- Đối với giấy tờ có giá là chứng chỉ ghi danh: bên bán giao cho bên mua đồng thời làm thủ tục chuyển quyền sở hữu cho bên mua theo quy định của pháp luật có liên quan và tổ chức phát hành
- Đối với giấy tờ có giá ghi sổ: bên bán chuyển giao giấy chứng nhận quyền sở hữu giấy tờ có giá cho bên mua đồng thời làm thủ tục chuyển quyền sở hữu giấy tờ có giá cho bên mua theo quy định của pháp luật có liên quan và tổ chức phát hành
- Trường hợp giấy tờ có giá đang được lưu ký, bên bán có thể ủy quyền cho tổ chức lưu ký làm thủ tục chuyển giao giấy tờ có giá và chuyển quyền sở hữu giấy tờ có giá từ bên bán sang cho bên mua.
Bước 4: Chuyển tiền mua lại từ bên bán và chuyển giao lại giấy tờ có giá và quyền sở hữu giấy tờ có giá từ bên mua
- Bên bán giấy tờ có giá có trách nhiệm thực hiện đúng cam kết mua lại giấy tờ có giá theo thỏa thuận.
- Việc chuyển tiền mua lại từ bên bán và chuyển giao lại giấy tờ có giá và quyền sở hữu giấy tờ có giá từ bên mua thực hiện như quy trình quy định.
- Trường hợp một bên có nhu cầu mua lại hoặc bán lại giấy tờ có giá trước ngày mua lại thì bên có nhu cầu gửi văn bản đề nghị cho bên đối tác để được xem xét xử lý.
Bên nhận đề nghị xem xét và có quyền chấp thuận hoặc không chấp thuận bán lại hoặc mua lại giấy tờ có giá trước ngày mua lại với số lượng và giá mua lại do các bên tự thoả thuận.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mùng 4/11 âm lịch 2024 là ngày bao nhiêu dương lịch? Mùng 4 tháng 11 âm 2024 là thứ mấy?
- Tốc độ tối đa đối với xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ từ 1/1/2025?
- Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 của cán bộ công chức viên chức: Chốt nghỉ 09 ngày liên tiếp?
- Ở đại hội đảng viên, đảng viên đề cử đảng viên chính thức bằng hình thức nào?
- Lịch nghỉ Tết nguyên đán 2025 dài hơn 02 ngày so với năm 2024?