Có được phép giao kết hợp đồng bảo hiểm xe ô tô trên giá trị thực tế của xe hay không?

Cho tôi hỏi, Có được phép giao kết hợp đồng bảo hiểm xe o o tô trên giá trị thực tế của xe hay không? Nhờ anh chị giải đáp?

Có được phép giao kết hợp đồng bảo hiểm xe ô tô trên giá trị thực tế của xe hay không?

Căn cứ quy định khoản 1 Điều 47 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định về hợp đồng bảo hiểm tài sản trên giá trị như sau:

Hợp đồng bảo hiểm tài sản trên giá trị
1. Hợp đồng bảo hiểm tài sản trên giá trị là hợp đồng trong đó số tiền bảo hiểm cao hơn giá thị trường của tài sản được bảo hiểm tại thời điểm giao kết hợp đồng. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài và bên mua bảo hiểm không được cố ý giao kết hợp đồng bảo hiểm tài sản trên giá trị.
...

Như vậy, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài và bên mua bảo hiểm không được cố ý giao kết hợp đồng bảo hiểm tài sản trên giá trị. Chính vì thế việc giao kết hợp đồng bảo hiểm xe ô tô cao hơn giá trị thực tế của xe là không được thực hiện.

Có được phép giao kết hợp đồng bảo hiểm xe o o tô trên giá trị thực tế của xe hay không?

Có được phép giao kết hợp đồng bảo hiểm xe ô tô trên giá trị thực tế của xe hay không? (Hình từ Internet)

Trong trường hợp chủ xe ô tô vô ý mua nhầm bảo hiểm cho xe trên giá trị thực tế thì có bị mất tiền không?

Căn cứ quy định khoản 2 Điều 47 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định về hợp đồng bảo hiểm tài sản trên giá trị như sau:

Hợp đồng bảo hiểm tài sản trên giá trị
...
2. Trường hợp hợp đồng bảo hiểm tài sản trên giá trị được giao kết do lỗi vô ý của bên mua bảo hiểm thì thực hiện như sau:
a) Nếu chưa xảy ra sự kiện bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài phải hoàn lại cho bên mua bảo hiểm số phí bảo hiểm đã đóng tương ứng với số tiền bảo hiểm vượt quá giá thị trường của tài sản được bảo hiểm tại thời điểm giao kết hợp đồng sau khi trừ các chi phí hợp lý (nếu có) theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm;
b) Nếu xảy ra sự kiện bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài chỉ chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại tương ứng với giá thị trường của tài sản được bảo hiểm tại thời điểm xảy ra thiệt hại và phải hoàn lại cho bên mua bảo hiểm số phí bảo hiểm đã đóng tương ứng với số tiền bảo hiểm vượt quá giá thị trường của tài sản được bảo hiểm tại thời điểm giao kết hợp đồng sau khi trừ các chi phí hợp lý (nếu có) theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.

Như vậy, nếu như chủ xe ô tô vô ý mua nhầm bảo hiểm cho xe trên giá trị thực tế thì có hai trường hợp xảy ra như sau:

- Nếu chưa xảy ra sự kiện bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài phải hoàn lại cho bên mua bảo hiểm số phí bảo hiểm đã đóng tương ứng với số tiền bảo hiểm vượt quá giá thị trường của tài sản được bảo hiểm tại thời điểm giao kết hợp đồng sau khi trừ các chi phí hợp lý (nếu có) theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm;

- Nếu xảy ra sự kiện bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài chỉ chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại tương ứng với giá thị trường của tài sản được bảo hiểm tại thời điểm xảy ra thiệt hại và phải hoàn lại cho bên mua bảo hiểm số phí bảo hiểm đã đóng tương ứng với số tiền bảo hiểm vượt quá giá thị trường của tài sản được bảo hiểm tại thời điểm giao kết hợp đồng sau khi trừ các chi phí hợp lý (nếu có) theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.

Phương thức bồi thường trong hợp đồng bảo hiểm tài sản trên giá trị được quy định như thế nào?

Căn cứ quy định Điều 61 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định về phương thức bồi thường như sau:

Phương thức bồi thường
Theo yêu cầu của người được bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài có thể bồi thường trực tiếp cho người được bảo hiểm hoặc cho người thứ ba bị thiệt hại.

Như vậy, phương thức bồi thường trong hợp đồng bảo hiểm tài sản trên giá trị được thực hiện theo yêu cầu của người được bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài có thể bồi thường trực tiếp cho người được bảo hiểm hoặc cho người thứ ba bị thiệt hại.

Trân trọng!

Hợp đồng bảo hiểm
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Hợp đồng bảo hiểm
Hỏi đáp Pháp luật
Khi nào thì bên mua bảo hiểm được quyền yêu cầu kéo dài thời hạn bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm?
Hỏi đáp Pháp luật
Có mấy loại hợp đồng bảo hiểm? Nội dung, hình thức của hợp đồng bảo hiểm?
Hỏi đáp Pháp luật
Việc chuyển giao danh mục hợp đồng bảo hiểm cần chuẩn bị những giấy tờ gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Hợp đồng bảo hiểm tài sản trên giá trị được giao kết do lỗi vô ý của bên mua bảo hiểm thì thực hiện như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Người tham gia hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm gây thiệt hại thì người bị gây thiệt hại có quyền yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường không?
Hỏi đáp Pháp luật
Có được phép giao kết hợp đồng bảo hiểm xe ô tô trên giá trị thực tế của xe hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Người được bảo hiểm chết do bị thi hành án tử hình thì doanh nghiệp bảo hiểm có phải bồi thường, trả tiền bảo hiểm không?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường hợp nào Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm chi trả tối đa hợp đồng bảo hiểm?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đơn đề nghị chuyển giao danh mục hợp đồng bảo hiểm 2023?
Hỏi đáp Pháp luật
Bên mua bảo hiểm nhân thọ có được quyền chuyển giao hợp đồng bảo hiểm không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Hợp đồng bảo hiểm
Đinh Khắc Vỹ
439 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Hợp đồng bảo hiểm
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào