Tổ chức thi hoa hậu không xin phép bị xử lý vi phạm hành chính như thế nào?
Tổ chức thi hoa hậu không xin phép bị xử lý vi phạm hành chính như thế nào?
Căn cứ quy định khoản 5 Điều 12 Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về thi người đẹp, người mẫu như sau:
Vi phạm quy định về thi người đẹp, người mẫu
...
3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thu hồi danh hiệu đã trao cho cá nhân đạt giải cuộc thi người đẹp, người mẫu khi có văn bản yêu cầu thu hồi của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Không công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng về việc thu hồi danh hiệu, giải thưởng cuộc thi người đẹp, người mẫu theo quy định;
c) Sử dụng danh hiệu, giải thưởng cuộc thi người đẹp, người mẫu sau khi bị thu hồi hoặc có quyết định hủy kết quả cuộc thi, liên hoan;
d) Sử dụng danh hiệu của cá nhân đạt được tại cuộc thi người đẹp, người mẫu ở nước ngoài chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi tham dự thi người đẹp, người mẫu ở nước ngoài mà không có văn bản xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
5. Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức thi người đẹp và người mẫu mà không có văn bản chấp thuận.
6. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức thi người đẹp, người mẫu có nội dung kích động bạo lực; ảnh hưởng xấu đến quan hệ đối ngoại; sử dụng trang phục, từ ngữ, âm thanh, hình ảnh, động tác, phương tiện biểu đạt, hình thức biểu diễn hành vi trái với thuần phong, mỹ tục của dân tộc; tác động tiêu cực đến đạo đức, sức khỏe cộng đồng và tâm lý xã hội; xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân.
Như vậy, việc tổ chức thi hoa hậu không xin phép đồng nghĩa với việc không có văn bản chấp thuận thì sẽ bị xử lý vi phạm hành chính Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
Lưu ý: Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. (khoản 3 Điều 5 Nghị định 38/2021/NĐ-CP)
Tổ chức thi hoa hậu không xin phép bị xử lý vi phạm hành chính như thế nào? (Hình từ Internet)
Cuộc thi hoa hậu đang diễn ra có bị bắt buộc phải dừng lại khi không có sự chấp thuận của cơ quan nhà nước hay không?
Căn cứ quy định Điều 17 Nghị định 144/2020/NĐ-CP quy định về dừng hoạt động biểu diễn nghệ thuật như sau:
Dừng hoạt động biểu diễn nghệ thuật
1. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu dừng hoạt động biểu diễn nghệ thuật bằng văn bản đối với một trong các trường hợp sau:
a) Vi phạm quy định tại Điều 3 Nghị định này;
b) Không thông báo hoặc chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận theo quy định tại Nghị định này;
c) Vì lý do quốc phòng, an ninh, thiên tai, dịch bệnh hoặc tình trạng khẩn cấp.
2. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền dừng hoạt động biểu diễn nghệ thuật là cơ quan tiếp nhận thông báo hoặc cơ quan có thẩm quyền chấp thuận quy định tại Nghị định này.
3. Văn bản yêu cầu dừng hoạt động biểu diễn nghệ thuật phải nêu rõ lý do, thời điểm dừng.
4. Tổ chức, cá nhân phải dừng hoạt động biểu diễn nghệ thuật theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, kịp thời khắc phục hậu quả. Trường hợp tiếp tục thực hiện hoạt động biểu diễn nghệ thuật, tổ chức, cá nhân có văn bản đề xuất phương án tiếp tục tổ chức gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, quyết định.
5. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề xuất, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, quyết định và thông báo kết quả bằng văn bản tới tổ chức, cá nhân liên quan biết, thực hiện.
6. Tổ chức, cá nhân bị dừng hoạt động biểu diễn nghệ thuật phải công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng về việc dừng hoạt động biểu diễn nghệ thuật và chịu trách nhiệm bảo đảm quyền lợi của tổ chức, cá nhân liên quan theo quy định của pháp luật.
Như vậy, trong trường hợp cuộc thi hoa hậu đang diễn ra nhưng chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu dừng hoạt động cuộc thi.
Cơ quan nào có nghĩa vụ tiếp nhận xử lý vi phạm về hoạt động tổ chức cuộc thi hoa hậu?
Căn cứ quy định Điều 29 Nghị định 144/2020/NĐ-CP quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
1. Thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động nghệ thuật biểu diễn trên địa bàn. Chỉ đạo cơ quan chuyên môn về văn hóa, các cơ quan trực thuộc và Ủy ban nhân dân các cấp theo phân cấp thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động nghệ thuật biểu diễn theo quy định tại Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành cơ chế, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật, kế hoạch, chương trình, đề án về hoạt động nghệ thuật biểu diễn trên địa bàn.
3. Chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, phổ biến, giáo dục và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm luật về hoạt động nghệ thuật biểu diễn trên địa bàn.
4. Chỉ đạo công tác nghiên cứu khoa học, đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nhân lực về chuyên môn, nghiệp vụ, khen thưởng, hợp tác quốc tế về hoạt động nghệ thuật biểu diễn trên địa bàn.
5. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong hoạt động nghệ thuật biểu diễn trên địa bàn.
6. Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm trong hoạt động nghệ thuật biểu diễn trên địa bàn.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không ký hợp đồng thi công công trình xây dựng với chủ đầu tư thì có phải kê khai thuế GTGT vãng lai không?
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?