Xe ô tô có hai hợp đồng bảo hiểm cùng lúc, khi xảy ra tai nạn thì xử lý như thế nào?
Xe ô tô có hai hợp đồng bảo hiểm cùng lúc, khi xảy ra tai nạn thì xử lý như thế nào?
Căn cứ quy định Điều 49 Luât Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy đinh về hợp đồng bảo hiểm trùng như sau:
Hợp đồng bảo hiểm trùng
1. Hợp đồng bảo hiểm trùng là trường hợp có từ hai hợp đồng bảo hiểm trở lên để bảo hiểm cho cùng phạm vi, đối tượng, thời hạn và sự kiện bảo hiểm mà tổng số tiền bảo hiểm vượt quá giá thị trường của tài sản được bảo hiểm tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm.
2. Trường hợp các bên giao kết hợp đồng bảo hiểm trùng, khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, số tiền bồi thường của mỗi hợp đồng bảo hiểm được tính tương ứng theo tỷ lệ giữa số tiền bảo hiểm đã thoả thuận trên tổng số tiền bảo hiểm của tất cả các hợp đồng mà bên mua bảo hiểm đã giao kết. Tổng số tiền bồi thường của các hợp đồng bảo hiểm không vượt quá giá trị thiệt hại thực tế của tài sản.
Như vậy, xe ô tô có hai hợp đồng bảo hiểm cùng lúc, khi xảy ra tai nạn thì sẽ được số tiền bồi thường của mỗi hợp đồng bảo hiểm được tính tương ứng theo tỷ lệ giữa số tiền bảo hiểm đã thoả thuận trên tổng số tiền bảo hiểm của tất cả các hợp đồng mà bên mua bảo hiểm đã giao kết. Tổng số tiền bồi thường của các hợp đồng bảo hiểm không vượt quá giá trị thiệt hại thực tế của chiếc ô tô.
Xe ô tô có hai hợp đồng bảo hiểm cùng lúc, khi xảy ra tai nạn thì xử lý như thế nào? (Hình từ Internet)
Cố ý gây tai nạn để tạo ra sự kiện bảo hiểm thì sẽ bị xử lý như thế nào?
Căn cứ quy định khoản 3 Điều 14 Nghị định 98/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Nghị định 48/2018/NĐ-CP quy đinh về xử phạt đối với hành vi vi phạm các quy định về bồi thường bảo hiểm, trả tiền bảo hiểm như sau:
Xử phạt đối với hành vi vi phạm các quy định về bồi thường bảo hiểm, trả tiền bảo hiểm
...
3. Phạt tiền từ 90.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm về gian lận trong kinh doanh bảo hiểm mà số tiền chiếm đoạt dưới 20.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại dưới 50.000.000 đồng hoặc chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, cụ thể như sau:
a) Thông đồng với người thụ hưởng quyền lợi bảo hiểm để giải quyết bồi thường bảo hiểm, trả tiền bảo hiểm trái pháp luật;
b) Giả mạo tài liệu, cố ý làm sai lệch thông tin để từ chối bồi thường, trả tiền bảo hiểm khi sự kiện bảo hiểm đã xảy ra;
c) Giả mạo tài liệu, cố ý làm sai lệch thông tin trong hồ sơ yêu cầu bồi thường, trả tiền bảo hiểm;
d) Tự gây thiệt hại về tài sản, sức khỏe của mình để hưởng quyền lợi bảo hiểm trừ trường hợp luật quy định khác.
...
Như vậy, hành vi cố ý gây tai nạn làm hư hỏng xe để được chi trả tiền bảo hiểm mà số tiền chiếm đoạt dưới 20.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại dưới 50.000.000 đồng hoặc chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị xử lý vi phạm hành chính phạt tiền từ 90.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
Mức phạt trên áp dụng đối với cá nhân, mức phạt đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm sẽ bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân (được quy định tại điểm b khoản 1 Điều 3 Nghị định 98/2013/NĐ-CP, được sửa đổi bởi điểm a khoản 2 Điều 2 Nghị định 80/2019/NĐ-CP)
Hành vi tự gây tai nạn để chiếm đoạt tiền bảo hiểm xe ô tô có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Căn cứ quy định Điều 213 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi điểm a khoản 49 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về tội gian lận trong kinh doanh bảo hiểm như sau:
Tội gian lận trong kinh doanh bảo hiểm
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tiền bảo hiểm từ 20.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 174, 353 và 355 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm:
a) Thông đồng với người thụ hưởng quyền lợi bảo hiểm để giải quyết bồi thường bảo hiểm, trả tiền bảo hiểm trái pháp luật;
b) Giả mạo tài liệu, cố ý làm sai lệch thông tin để từ chối bồi thường, trả tiền bảo hiểm khi sự kiện bảo hiểm đã xảy ra;
c) Giả mạo tài liệu, cố ý làm sai lệch thông tin trong hồ sơ yêu cầu bồi thường, trả tiền bảo hiểm;
d) Tự gây thiệt hại về tài sản, sức khỏe của mình để hưởng quyền lợi bảo hiểm, trừ trường hợp luật có quy định khác.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:
a) Có tổ chức;
b) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;
c) Chiếm đoạt số tiền bảo hiểm từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
d) Gây thiệt hại từ 200.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
đ) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Chiếm đoạt số tiền bảo hiểm 500.000.000 đồng trở lên;
b) Gây thiệt hại 1.000.000.000 đồng trở lên.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Như vậy, hành vi tự gây tai nạn để chiếm đoạt tiền bảo hiểm xe ô tô là hành vi phạm tội gian lận trong kinh doanh bảo hiểm.
Người nào thực hiện hành vi này mà chiếm đoạt tiền bảo hiểm từ 20.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng, nếu không thuộc trường hợp tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tội tham ô tài sản và tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Danh mục các đường bay nội địa theo nhóm cự ly bay từ 500 km đến dưới 850 km?
- Cách đăng ký thường trú online trên ứng dụng VNeID?
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?