Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn cứu hộ và giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy có phải là một?
Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn cứu hộ và giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy có phải là một?
Tại khoản 13 Điều 33 Nghị định 136/2020/NĐ-CP có quy định Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy như sau:
Huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy
...
13. Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy do Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh, Công an cấp huyện cấp và có giá trị sử dụng trên phạm vi cả nước trong thời hạn 05 năm kể từ ngày cấp. Hết thời hạn này, phải huấn luyện lại để được cấp Chứng nhận mới.
Tại khoản 7 Điều 11 Nghị định 83/2017/NĐ-CP có quy định Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ như sau:
Đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện, hướng dẫn kiến thức về cứu nạn, cứu hộ
...
7. Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ do cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ có thẩm quyền cấp và có giá trị sử dụng trên phạm vi cả nước trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày cấp. Hết thời hạn này, phải được huấn luyện lại để được cấp Giấy chứng nhận mới, trừ trường hợp đã được bồi dưỡng bổ sung hàng năm theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều này.
Như vậy, Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn cứu hộ và giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy là một và cả 2 đều có thời hạn sử dụng là 05 năm kể từ ngày cấp.
Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn cứu hộ và giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy có phải là một? Thời hạn của giấy chứng nhận là bao lâu? (Hình từ Internet)
Thời gian bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ là bao nhiêu giờ?
Tại khoản 3 Điều 11 Nghị định 83/2017/NĐ-CP có quy định thời gian bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn cứu hộ như sau:
Đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện, hướng dẫn kiến thức về cứu nạn, cứu hộ
...
3. Thời gian bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ
a) Thời gian bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ cho lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ do Bộ trưởng Bộ Công an quy định;
b) Thời gian bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ cho các lực lượng phòng cháy và chữa cháy khác:
- Thời gian huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ lần đầu từ 32 giờ đến 48 giờ;
- Thời gian bồi dưỡng bổ sung hàng năm về nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ tối thiểu là 16 giờ;
- Thời gian huấn luyện lại để được cấp chứng nhận huấn luyện về nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ sau khi giấy này hết thời hạn sử dụng tối thiểu là 32 giờ.
4. Kinh phí tổ chức lớp bồi dưỡng, huấn luyện về nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ do cơ quan, tổ chức, cơ sở tổ chức lớp bồi dưỡng, huấn luyện chịu trách nhiệm chi trả theo quy định của pháp luật.
Như vậy, thời gian bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn cứu hộ được xác định như sau:
- Đối với lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ: thời gian bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ sẽ do Bộ trưởng Bộ Công an quy định;
- Đối với các lực lượng phòng cháy và chữa cháy khác thì:
+ Thời gian huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ lần đầu từ 32 giờ đến 48 giờ;
+ Thời gian bồi dưỡng bổ sung hàng năm về nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ tối thiểu là 16 giờ;
+ Thời gian huấn luyện lại để được cấp chứng nhận huấn luyện về nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ sau khi giấy này hết thời hạn sử dụng tối thiểu là 32 giờ.
Hồ sơ đề nghị cấp chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn cứu hộ bao gồm những giấy tờ gì?
Tại khoản 5 Điều 11 Nghị định 83/2017/NĐ-CP có quy định hồ sơ đề nghị cấp chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn cứu hộ bao gồm các giấy tờ như sau;
- Đối với cơ quan, tổ chức, cơ sở, hồ sơ gồm:
+ Văn bản đề nghị;
+ Danh sách trích ngang lý lịch; giấy khám sức khỏe có xác nhận của cơ sở y tế cấp huyện trở lên của người đăng ký dự lớp huấn luyện.
- Đối với cá nhân có nhu cầu được huấn luyện và xin cấp chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ, hồ sơ gồm:
+ Đề nghị huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ;
+ Sơ yếu lý lịch;
+ Giấy khám sức khỏe có xác nhận của cơ sở y tế cấp huyện trở lên.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức tham gia đào tạo, bồi dưỡng thì thời gian này có tính để đánh giá xếp loại không?
- Từ 1/1/2025, tốc độ tối thiểu khi chạy xe trên đường cao tốc là 60 km/h?
- Trường hợp nào được áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất?
- Cử nhân luật có thể trở thành Cán bộ CSGT làm nhiệm vụ điều tra, xác minh giải quyết tai nạn giao thông không?
- Lương bao nhiêu phải đóng thuế thu nhập cá nhân năm 2025?