Tiền công chi trả cho người lao động làm việc theo hình thức cộng đồng được xác định như thế nào?

Xin hỏi: Tiền công chi trả cho người lao động làm việc theo hình thức cộng đồng được xác định như thế nào?- Câu hỏi của chị Xuân (Hà Nội).

Tiền công chi trả cho người lao động làm việc theo hình thức cộng đồng được xác định như thế nào?

Tại Điều 4 Thông tư 11/2017/TT-BLĐTBXH có quy định tiền công của người lao động làm việc theo hình thức cộng đồng như sau:

Tiền công của người lao động làm việc theo hình thức cộng đồng
Tiền công của người lao động được thanh toán trên cơ sở thỏa thuận giữa những người lao động làm việc theo hình thức cộng đồng và căn cứ thời gian thực tế làm việc, khối lượng, chất lượng công việc người lao động đã thực hiện, cụ thể như sau:
1. Đối với người lao động làm việc đủ 8 giờ trong 1 ngày và 26 ngày trong 1 tháng thì tiền công tính theo tháng và không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại nơi thực hiện dự án, hoạt động;
2. Đối với người lao động làm việc không đủ 8 giờ trong 1 ngày hoặc 26 ngày trong 1 tháng thì tiền công tính theo giờ và không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại nơi thực hiện các dự án, hoạt động chia 26 ngày và chia 8 giờ;
3. Trường hợp người lao động làm thêm giờ theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Thông tư này thì được thanh toán tiền công theo giờ theo quy định tại khoản 2 Điều này cho những giờ làm thêm.

Như vậy, tiền công chi trả cho người lao động làm việc theo hình thức cộng đồng được xác định như sau:

- Đối với người lao động làm việc đủ 8 giờ trong 1 ngày và 26 ngày trong 1 tháng thì tiền công tính theo tháng và không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại nơi thực hiện dự án, hoạt động;

- Đối với người lao động làm việc không đủ 8 giờ trong 1 ngày hoặc 26 ngày trong 1 tháng thì tiền công tính theo giờ và không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại nơi thực hiện các dự án, hoạt động chia 26 ngày và chia 8 giờ;

- Trường hợp người lao động làm thêm giờ thì được thanh toán tiền công theo giờ và không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại nơi thực hiện các dự án, hoạt động chia 26 ngày và chia 8 giờ cho những giờ làm thêm.

Thời giờ làm thêm của người lao động làm việc theo hình thức cộng đồng không được quá bao nhiều giờ trong 1 ngày?

Tại Điều 5 Thông tư 11/2017/TT-BLĐTBXH có quy định thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của người lao động làm việc theo hình thức cộng đồng như sau:

Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của người lao động làm việc theo hình thức cộng đồng
Việc tổ chức, sắp xếp thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi do những người lao động làm việc theo hình thức cộng đồng thỏa thuận nhưng phải bảo đảm các quy định sau đây:
1. Thời giờ làm việc không quá 8 giờ trong 1 ngày;
2. Mỗi tuần được nghỉ ít nhất 1 ngày (24 giờ liên tục). Trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần, thì được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày;
3. Trường hợp phải làm thêm giờ thì tổng số giờ làm việc và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 1 ngày.

Như vậy, người lao động làm việc theo hình thức cộng đồng có thời giờ làm thêm với tổng số giờ làm việc và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 1 ngày.

Người lao động làm việc theo hình thức cộng đồng được hưởng các chế độ an toàn, vệ sinh lao động nào?

Tại Điều 6 Thông tư 11/2017/TT-BLĐTBXH có quy định chế độ an toàn vệ sinh lao động của người lao động làm việc theo hình thức cộng đồng như sau:

An toàn, vệ sinh lao động của người lao động làm việc theo hình thức cộng đồng
1. Người lao động làm việc theo hình thức cộng đồng được hưởng các chế độ an toàn, vệ sinh lao động như sau:
a) Được hỗ trợ huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động khi làm các công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động theo quy định tại Điều 32 Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động và các văn bản hướng dẫn;
b) Được tham gia và hưởng bảo hiểm tai nạn lao động theo hình thức tự nguyện do Chính phủ quy định;
c) Được chủ đầu tư cung cấp thông tin về an toàn, vệ sinh lao động phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương theo quy định tại khoản 3 Điều 13 Luật An toàn, vệ sinh lao động và các văn bản hướng dẫn;
d) Được chủ đầu tư mua bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng và bảo hiểm bắt buộc đối với trách nhiệm nghề nghiệp khác theo quy định của pháp luật.
...

Như vậy, người lao động làm việc theo hình thức cộng đồng được hưởng các chế độ an toàn vệ sinh lao động bao gồm:

- Được hỗ trợ huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động khi làm các công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động;

- Được tham gia và hưởng bảo hiểm tai nạn lao động theo hình thức tự nguyện;

- Được chủ đầu tư cung cấp thông tin về an toàn, vệ sinh lao động phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương;

- Được chủ đầu tư mua bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng và bảo hiểm bắt buộc đối với trách nhiệm nghề nghiệp khác theo quy định của pháp luật.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Lương Thị Tâm Như
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào