Khối lượng kiến thức tối thiểu của người học đạt được sau tốt nghiệp trình độ trung cấp, cao đẳng là gì?
- Khối lượng kiến thức tối thiểu của người học đạt được sau tốt nghiệp trình độ trung cấp, cao đẳng là gì?
- Nội dung quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực của người học đạt được sau tốt nghiệp trình độ trung cấp, cao đẳng được quy định như thế nào?
- Quy trình xây dựng Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng như thế nào?
Khối lượng kiến thức tối thiểu của người học đạt được sau tốt nghiệp trình độ trung cấp, cao đẳng là gì?
Căn cứ vào khoản 1 khoản 2 Điều 3 Thông tư 12/2017/TT-BLĐTBXH quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng giải thích từ ngữ như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Khối lượng kiến thức tối thiểu đối với từng trình độ đào tạo của giáo dục nghề nghiệp là số lượng môn học, mô đun hoặc tín chỉ được quy định trong chương trình đào tạo mà người học phải đạt được khi hoàn thành chương trình đào tạo tùy theo từng ngành, nghề và từng trình độ của giáo dục nghề nghiệp.
2. Năng lực của người học đạt được sau khi tốt nghiệp là những kiến thức, kỹ năng, thái độ, trách nhiệm nghề nghiệp và khả năng làm việc của cá nhân trên cơ sở áp dụng các kiến thức, kỹ năng và trách nhiệm trong giải quyết công việc tương ứng với trình độ và ngành, nghề đào tạo.
Như vậy, khối lượng tối thiểu đối với từng trình độ đào tạo của giáo dục nghề nghiệp là số lượng môn học, mô đun hoặc tín chỉ được quy định trong chương trình đào tạo mà người học phải đạt được khi hoàn thành chương trình đào tạo tùy theo từng ngành, nghề và từng trình độ của giáo dục nghề nghiệp.
Năng lực của người học đạt được sau khi tốt nghiệp là những kiến thức, kỹ năng, thái độ, trách nhiệm nghề nghiệp và khả năng làm việc của cá nhân trên cơ sở áp dụng các kiến thức, kỹ năng và trách nhiệm trong giải quyết công việc tương ứng với trình độ và ngành, nghề đào tạo.
Khối lượng kiến thức tối thiểu của người học đạt được sau tốt nghiệp trình độ trung cấp, cao đẳng là gì? (Hình ảnh từ Internet)
Nội dung quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực của người học đạt được sau tốt nghiệp trình độ trung cấp, cao đẳng được quy định như thế nào?
Quy định tại Điều 7 Thông tư 12/2017/TT-BLĐTBXH được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 04/2023/TT-BLĐTBXH khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng theo từng ngành, nghề đào tạo bao gồm các nội dung sau:
- Tên ngành, nghề đào tạo
- Trình độ đào tạo
- Khối lượng kiến thức tối thiểu
- Yêu cầu về năng lực
+ Yêu cầu về kiến thức;
+ Yêu cầu về kỹ năng;
+ Mức độ tự chủ và trách nhiệm.”.
Quy trình xây dựng Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng như thế nào?
Quy trình xây dựng: được quy định tại Điều 8 Thông tư 12/2017/TT-BLĐTBXH được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 04/2023/TT-BLĐTBXH quy trình xây dựng Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng như sau:
- Chuẩn bị xây dựng:
+ Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp thành lập Ban chủ nhiệm xây dựng Quy trình (sau đây gọi là Ban chủ nhiệm);
+ Ban chủ nhiệm được Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp tập huấn, hướng dẫn về phương pháp, quy trình xây dựng Quy trình
- Ban chủ nhiệm tổ chức xây dựng Quy định theo các bước sau:
Bước 1: Nghiên cứu, khảo sát về tiêu chuẩn nghề nghiệp, tiêu chuẩn bậc thợ, vị trí việc làm trong doanh nghiệp, tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia;
Bước 2: Phân tích nghề, phân tích công việc, xác định các vị trí việc làm và các năng lực cần có đối với từng vị trí việc làm của nghề;
Bước 3: Tổ chức biên soạn nội dung Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng theo mẫu quy định
Bước 4: Tổ chức hội thảo lấy ý kiến góp ý của các nhà quản lý, nhà khoa học, chuyên gia, giảng viên, giáo viên, người sử dụng lao động để hoàn thiện nội dung dự thảo;
Bước 5: Lấy ý kiến của doanh nghiệp, các nhà quản lý chuyên môn, quản lý đào tạo về dự thảo Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng;
Bước 6: Căn cứ kết quả góp ý theo quy định, Ban chủ nhiệm tiếp thu, giải trình và hoàn thiện nội dung dự thảo Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng và gửi Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp để tổ chức thẩm định.
Quy trình thẩm định: được quy định tại Điều 9 Thông tư 12/2017/TT-BLĐTBXH được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 04/2023/TT-BLĐTBXH như sau:
- Chuẩn bị thẩm định:
+ Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định thành lập Hội đồng thẩm định Quy trình (sau đây gọi là Hội đồng thẩm định);
+ Hội đồng thẩm định được Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp tập huấn, hướng dẫn về nội dung, phương pháp và quy trình thẩm định;
+ Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp gửi nội dung dự thảo Quy định đến các thành viên Hội đồng thẩm định để chuẩn bị ý kiến nhận xét, đánh giá;
+ Các thành viên Hội đồng thẩm định nghiên cứu và gửi ý kiến nhận xét bằng văn bản đối với dự thảo Quy định cho Chủ tịch Hội đồng thẩm định;
+ Sau khi nhận được đầy đủ ý kiến của các thành viên, Chủ tịch Hội đồng thẩm định thông báo cho Ban chủ nhiệm về kế hoạch, thời gian, địa điểm tổ chức họp thẩm định và những nội dung cần báo cáo trước Hội đồng thẩm định.
- Tổ chức họp thẩm định:
+ Ban chủ nhiệm báo cáo kết quả xây dựng Quy định cho ngành, nghề được phân công;
+ Các thành viên Hội đồng thẩm định nhận xét, đánh giá về bản dự thảo;
+ Ban chủ nhiệm giải trình, tiếp thu các ý kiến của từng thành viên Hội đồng thẩm định;
+ Chủ tịch Hội đồng thẩm định tổng hợp ý kiến nhận xét, góp ý, giải trình và kết luận về những vấn đề Ban chủ nhiệm cần tiếp thu, chỉnh sửa trong dự thảo;
+ Hội đồng thẩm định bỏ phiếu đánh giá dự thảo Quy định theo từng tiêu chí cụ thể theo mẫu phiếu do Chủ tịch Hội đồng thẩm định quy định, theo ba mức: đạt yêu cầu, đạt yêu cầu nhưng phải chỉnh sửa và không đạt.
- Nghiệm thu:
+ Dự thảo Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng được nghiệm thu ngay khi có 100% thành viên Hội đồng thẩm định bỏ phiếu đánh giá đạt yêu cầu;
+ Trường hợp dự thảo Quy định có trên 50% thành viên Hội đồng thẩm định đánh giá không đạt thì Ban chủ nhiệm phải hoàn thiện để tổ chức thẩm định lại. Việc thẩm định lại được thực hiện theo quy định.
+ Ngoài các trường hợp quy định trên, Ban chủ nhiệm phải thực hiện việc chỉnh sửa theo những nội dung được Chủ tịch Hội đồng thẩm định kết luận. Sau khi chỉnh sửa và được 100% thành viên Hội đồng thẩm định đồng ý bằng văn bản mà không phải tổ chức họp thẩm định, dự thảo Quy định được nghiệm thu.
Sau khi dự thảo Quy định được nghiệm thu, Chủ tịch Hội đồng thẩm định báo cáo và đề nghị Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp trình Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Quy định cho từng ngành, nghề đào tạo.”
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch âm 2025, Lịch vạn niên 2025, Lịch 2025: Chi tiết, đầy đủ nhất cả năm 2025?
- Hồ sơ đăng ký hành nghề công tác xã hội tại Việt Nam đối với người nước ngoài gồm những gì?
- Từ 01/01/2025, tiêu chuẩn của Cảnh sát chỉ huy, điều khiển giao thông là gì?
- Địa chỉ các Tòa án nhân dân cấp cao tại Việt Nam?
- Chuyển mục đích đất phi nông nghiệp sang đất nông nghiệp có cần phải làm thủ tục xin chuyển mục đích không?