Lễ chào cờ Tổ quốc trong ngành Công an nhân dân có ý nghĩa gì?
Lễ chào cờ Tổ quốc trong ngành Công an nhân dân có ý nghĩa gì?
Quy định tại Điều 4 Thông tư 19/2012/TT-BCA quy định về Nghi lễ Công an nhân dân:
Chào cờ Tổ quốc
1. Chào cờ Tổ quốc là hoạt động sinh hoạt chính trị, nhằm giáo dục cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân lòng trung thành tuyệt đối với Tổ quốc và nhân dân Việt Nam, với Đảng Cộng sản Việt Nam, với Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; suốt đời phấn đấu, hy sinh vì độc lập, tự do, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, vì an ninh Tổ quốc.
2. Tham dự Lễ chào cờ Tổ quốc là vinh dự, trách nhiệm và nghĩa vụ của cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân.
Như vậy, chào cờ Tổ quốc là hoạt động sinh hoạt chính trị, nhằm giáo dục cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân lòng trung thành tuyệt đối với Tổ quốc và nhân dân Việt Nam, với Đảng Cộng sản Việt Nam, với nhà Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, suốt đời phấn đấu, hy sinh vì độc lập, tự do, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, vì anh ninh Tổ quốc.
Tham dự Lễ chào cờ Tổ quốc là vinh dự, trách nhiệm và nghĩa vụ của cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân.
Tại Điều 5 Thông tư 19/2012/TT-BCA được bổ sung bởi khoản 1 Điều 3 Thông tư 37/2015/TT-BCA có quy định các trường hợp tổ chức Lễ chào cờ, Cụ thể:
- Chào cờ Tổ quốc theo định kỳ tuần, tháng:
+ Chào cờ Tổ quốc theo định kỳ hằng tuần: Các đơn vị cấp đại đội, tiểu đoàn có trụ sở độc lập, các đơn vị huấn luyện tổ chức cho cán bộ, chiến sĩ; các học viện, trường Công an nhân dân tổ chức cho học sinh, sinh viên chào cờ Tổ quốc đầu giờ làm việc buổi sáng ngày làm việc đầu tiên của tuần.
+ Chào cờ Tổ quốc theo định kỳ hằng tháng: các đơn vị Công an từ cấp phường, đồn, đội và tương đương trở lên có trụ sở độc lập tổ chức cho cán bộ, chiến sĩ chào cờ Tổ quốc theo định kỳ hằng tháng vào đầu giờ làm việc buổi sáng, ngày làm việc đầu tiên của tuần đầu tháng. Tuần đầu tháng được xác định là tuần không có ngày làm việc của tháng trước.
- Chào cờ Tổ quốc khi tổ chức hội nghị, buổi lễ, gồm:
+ Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm, tổng kết công tác năm; hội nghị sơ kết, tổng kết các chuyên đề công tác lớn do Bộ Công an chỉ đạo;
+ Lễ khai mạc, bế mạc lớp tập huấn, hội thi, hội thao;
+ Khi tiến hành các nghi lễ Công an nhân dân;
+ Chào cờ trong các trường hợp: Thủ trưởng các Tổng cục, Bộ Tư lệnh, Vụ, Cục, Viện trực thuộc Bộ; Giám đốc các học viên, Hiệu trưởng các trường Công an nhân dân; Giám đốc Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Giám đốc Sở Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy quyết định.
Lễ chào cờ Tổ quốc trong ngành Công an nhân dân có ý nghĩa gì? (Hình từ Internet)
Đội hình chào cờ Tổ quốc trong ngành Công an nhân dân được quy định như thế nào?
Đội hình chào cờ được quy định tại Điều 7 Thông tư 19/2012/TT-BCA được sửa đổi bổ sung bởi khoản 2, khoản 3 Điều 3 Thông tư 37/2015/TT-BCA có quy định như sau:
Đội hình chào cờ Tổ quốc khi tổ chức buổi lễ ở ngoài trời:
- Cột cờ đặt ở phía trước, chính giữa, đối diện đội hình đơn vị, đã được treo sẵn cờ trên cột.
- Chủ Lễ đứng đối diện cột cờ, phía trước, bên trên và cách đội hình đơn vị một khoảng cách thích hợp; khi nhận xét đánh giá tình hình, kết quả công tác của đơn vị, chủ lễ hướng về đơn vị.
- Trực ban buổi lễ đứng phía trên, bên phải, chếch đội hình đơn vị 45 độ và cách đội hình một khoảng cách thích hợp; khi lãnh đạo đơn vị nhận xét, trực ban buổi lễ chào cờ đứng bên phải, ngang hàng đầu đội hình đơn vị.
- Cán bộ, chiến sĩ đọc 5 lời thề danh dự đứng bên trái, ngang hàng và cách chủ lễ khoảng 1 mét (m).
- Lãnh đạo và các đơn vị tham gia buổi lễ đứng thành một hàng dọc, chính giữa đội hình; chủ lễ chào cờ đứng trước;
- Các đơn vị trực thuộc đứng thành hàng dọc, đội hình chào cờ đứng thành hàng ngang.
- Các đơn vị trực thuộc đứng thành hàng dọc, đội hình đơn vị chào cờ đứng thành hàng ngang.
Lãnh đạo đơn vị tổ chức lễ chào cờ đứng thành một hàng dọc chính giữa đội hình, đối diện với cờ Tổ quốc, cách hàng bên phải, bên trái đội hình đơn vị 01 mét.
Đối với đơn vị thực hiện chế độ chính ủy, chính trị viên thì lãnh đạo đơn vị tổ chức lễ chào cờ đứng thành hai hàng dọc chính giữa đội hình, đối diện với cờ Tổ quốc, cách hàng bên phải, bên trái đội hình đơn vị 01 mét; cấp trưởng đứng trước, đứng sau cấp trưởng là các cấp phó, đứng bên trái cấp trưởng là chính ủy hoặc chính trị viên, đứng sau chính ủy hoặc chính trị viện là phó chính ủy hoặc phó chính trị viên.
Khi chỉnh hàng, trực ban hô khẩu lệnh “tại chỗ nhìn bên phải thẳng hoặc tại chỗ nhìn bên trái thẳng” các hàng bên trái hoặc bên phải (kể cả hàng của lãnh đạo đơn vị nhìn hàng ngoài cùng của hàng bên phải hoặc hàng ngoài cùng của hàng bên trái để gióng hàng).
Khi chủ lễ lên vị trí chào cờ thì đồng chí đứng liền sau chủ lễ không bước lên và thực hiện động tác chào như người đứng ở đầu hàng”.
Đội hình chào cờ Tổ quốc khi tổ chức buổi lễ ở trong nhà:
- Cờ Tổ quốc treo phía trước, đối diện đội hình chào cờ.
- Chủ lễ đứng phía trên, chính giữa và cách đội hình đơn vị một khoảng cách thích hợp; khi nhận xét đánh giá tình hình, kết quả công tác của đơn vị, chủ lễ đứng trên bục hoặc ở vị trí thích hợp.
- Trực ban buổi lễ đứng phía trên, bên phải và cách đội hình đơn vị một khoảng cách thích hợp; khi lãnh đạo đơn vị nhận xét, trực ban buổi lễ về bên phải, ngang hàng đầu đội hình đơn vị.
- Cán bộ, chiến sĩ đọc 5 lời thề danh dự đứng bên trái, ngang hàng và cách chủ lễ một khoảng cách thích hợp.
- Lãnh đạo đơn vị tổ chức đứng ở hàng ngang thứ nhất, lãnh đạo đơn vị trực thuộc đứng từ hàng ngang thứ 2 trở xuống, tiếp theo là cán bộ, chiến sĩ; chủ lễ, trực ban, cán bộ đọc 5 lời thề danh dự của Công an nhân dân đội mũ kê pi, cán bộ, chiến sĩ khác tham gia lễ chào cờ không đội mũ.
- Khi hô khẩu lệnh "chào cờ, chào" thì lãnh đạo đơn vị đứng ở hàng ngang thứ nhất thực hiện động tác chào. Trường hợp tổ chức chào cờ trong nhà, bàn ghế không sắp xếp theo các vị trí trên thì chủ lễ bố trí đội hình cho phù hợp với điều kiện thực tế.
- Chào cờ Tổ quốc ở trong nhà không có bàn, ghế thì thực hiện như chào cờ Tổ quốc khi tổ chức ở ngoài trời.
Trình tự tiến hành nghi lễ chào cờ Tổ quốc trong ngành Công an nhân dân được thực hiện như thế nào?
Tại Điều 8 Thông tư 19/2012/TT-BCA được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 3 Thông tư 37/2015/TT-BCA có quy định như sau:
- Chào cờ theo định kỳ tuần, tháng:
Bước 1: Trực ban buổi lễ tập hợp đơn vị, chỉnh đốn hàng ngũ, kiểm tra quân số, báo cáo chủ lễ. Chủ lễ nhận báo cáo xong, ra khẩu lệnh “đồng chí cho tiến hành buổi lễ” sau đó đi đều lên vị trí quy định.
Trực ban đi đều hoặc chạy đều về bên phải đội hình, đứng nghiêm, hướng về cờ Tổ quốc, hô “chào cờ, chào”.
Bước 2: Chào cờ và hát Quốc ca
Bước 3: Đọc 5 lời thề danh dự của Công an nhân dân Việt Nam
Bước 4: Nhận xét, đánh giá tình hình, kết quả công tác
Bước 5: Duyệt đội ngũ
Bước 6: Kết thúc Lễ chào cờ Tổ quốc
- Chào cờ Tổ quốc trước khi tổ chức các hội nghị, buổi lễ:
Bước 1: Trực ban hội nghị, buổi lễ tập hợp đơn vị, chỉnh đốn đội ngũ, ổn định tổ chức, kiểm tra quân số, báo cáo lãnh đạo theo quy định của điều lệnh đội ngũ;
Bước 2: Thực hiện nghi thức chào cờ Tổ quốc, hát Quốc ca theo quy định;
Bước 3: Hát Quốc ca xong, trực ban mời đại biểu ngồi xuống;
Bước 4: Ban tổ chức điều hành hội nghị, buổi lễ theo chương trình.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Công an nhân dân có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Lời chúc Tết mùng 3 mừng năm mới Ất Tỵ 2025 hay và ý nghĩa tặng Thầy cô?
- Lỗi dừng đèn đỏ quá vạch 2025 đối với xe máy bị phạt bao nhiêu?
- Cựu chiến binh nào được hưởng bảo hiểm y tế 100% chi phí khám chữa bệnh?
- Những món ăn phổ biến vào ngày tết Nguyên đán? Công tác an toàn thực phẩm đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025 triển khai như thế nào?