Ngày 06 tháng 8 là ngày gì? Ngày 06 tháng 8 năm 2024 là bao nhiêu âm? Nhà nước thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử theo nguyên tắc gì?

Ngày 06 tháng 8 là ngày gì? Ngày 06 tháng 8 năm 2024 là bao nhiêu âm? Nhà nước thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử theo nguyên tắc gì?

Ngày 06 tháng 8 là ngày gì? Ngày 06 tháng 8 năm 2024 là bao nhiêu âm?

Ngày 06 tháng 8 hằng năm là ngày Quốc tế chống vũ khí nguyên tử. Ngày 06/8/2024 nhằm ngày 05/7/2024 (Âm lịch)

Ngày 06 tháng 8 hằng năm được nhiều người trên thế giới tưởng niệm vụ nổ bom nguyên tử đầu tiên tại Hiroshima, Nhật Bản vào năm 1945. Hàng năm, vào ngày 6 tháng 8, nhiều quốc gia và tổ chức trên thế giới tổ chức các hoạt động kỷ niệm, tưởng niệm các nạn nhân và kêu gọi chấm dứt vũ khí hạt nhân.

Vụ nổ bom nguyên tử ở Hiroshima và Nagasaki là một dấu mốc đen tối trong lịch sử nhân loại, để lại những hậu quả tàn khốc. Vì vậy, ngày 06 tháng 8 trở thành ngày Quốc tế chống vũ khí nguyên tử được nhiều người nhớ đến và tưởng niệm.

Ngày 06 tháng 8 là ngày gì? Ngày 06 tháng 8 năm 2024 là bao nhiêu âm? Nhà nước thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử theo nguyên tắc gì?

Ngày 06 tháng 8 là ngày gì? Ngày 06 tháng 8 năm 2024 là bao nhiêu âm? Nhà nước thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử theo nguyên tắc gì? (Hình từ Internet)

Nhà nước thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử theo nguyên tắc gì?

Căn cứ Điều 11 Luật Năng lượng nguyên tử 2008 quy định hợp tác quốc tế trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử:

Điều 11. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử
1. Nhà nước thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử theo nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, cùng có lợi.
2. Nhà nước tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài và tổ chức quốc tế hợp tác trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Theo quy định trên, nhà nước thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử theo nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, cùng có lợi.

Những hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử?

Căn cứ Điều 12 Luật Năng lượng nguyên tử 2008 quy định những hành vi bị nghiêm cấm:

Điều 12. Những hành vi bị nghiêm cấm
1. Lợi dụng, lạm dụng hoạt động trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử để xâm phạm độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, can thiệp vào công việc nội bộ, đe dọa an ninh và lợi ích quốc gia; xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, gây tổn hại cho sức khỏe, tính mạng con người, môi trường.
2. Nghiên cứu, phát triển, chế tạo, mua bán, vận chuyển, chuyển giao, tàng trữ, sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân, vũ khí bức xạ.
3. Tiến hành công việc bức xạ mà chưa được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép theo quy định của pháp luật.
4. Nhập khẩu chất thải phóng xạ.
[...]

Như vậy, các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử, bao gồm:

- Lợi dụng, lạm dụng hoạt động trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử để xâm phạm độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, can thiệp vào công việc nội bộ, đe dọa an ninh và lợi ích quốc gia; xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, gây tổn hại cho sức khỏe, tính mạng con người, môi trường.

- Nghiên cứu, phát triển, chế tạo, mua bán, vận chuyển, chuyển giao, tàng trữ, sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân, vũ khí bức xạ.

- Tiến hành công việc bức xạ mà chưa được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép theo quy định của pháp luật.

- Nhập khẩu chất thải phóng xạ.

- Vận chuyển chất thải phóng xạ, vật liệu hạt nhân bằng đường bưu điện.

- Vận chuyển chất phóng xạ, chất thải phóng xạ, vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân (sau đây gọi chung là vật liệu phóng xạ) bằng các phương tiện không được thiết kế bảo đảm an toàn, an ninh hoặc không có thiết bị bảo đảm an toàn, an ninh.

- Sản xuất, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu thực phẩm, đồ uống, mỹ phẩm, đồ chơi, đồ trang sức, sản phẩm, hàng hóa tiêu dùng khác có hoạt độ phóng xạ cao hơn mức quy định trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng.

- Vi phạm quy định về bảo đảm an toàn, an ninh và các điều kiện ghi trong giấy phép.

- Cản trở trái pháp luật hoạt động trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử.

- Trợ giúp dưới mọi hình thức hoạt động trái pháp luật trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử.

- Xâm phạm công trình, thiết bị, phương tiện phục vụ hoạt động bảo đảm an toàn, an ninh trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử.

- Chiếm đoạt, phá hoại; chuyển giao, sử dụng bất hợp pháp nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân.

- Che dấu thông tin về sự cố bức xạ, sự cố hạt nhân; đưa thông tin không có căn cứ, không đúng sự thật về sự cố làm tổn hại lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

- Sử dụng sai mục đích, tiết lộ thông tin bí mật trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử.

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Phan Vũ Hiền Mai
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào