Cơ quan nào chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia? Các cơ quan bảo vệ an ninh quốc gia có quyền hạn và trách nhiệm gì?

Cho tôi hỏi cơ quan nào được phân công chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia? Các cơ quan bảo vệ an ninh quốc gia có quyền hạn và trách nhiệm gì? Câu hỏi của chị Trúc Anh (An Giang)

Có bao nhiêu nguyên tắc hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia?

Khoản 1 Điều 3 Luật An ninh quốc gia 2004 quy định về An ninh quốc gia như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. An ninh quốc gia là sự ổn định, phát triển bền vững của chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, sự bất khả xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.

An ninh quốc gia là sự ổn định, phát triển bền vững của chế độ xã hội chủ nghĩa và Quốc gia, đảm bảo sự bất khả xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.

Theo Điều 5 Luật An ninh quốc gia 2004 quy định về các nguyên tắc bảo vệ hoạt động an ninh quốc gia như sau:

Nguyên tắc hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia
1. Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật, bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
2. Đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý thống nhất của Nhà nước; huy động sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và toàn dân tộc, lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia làm nòng cốt.
3. Kết hợp chặt chẽ giữa nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia với nhiệm vụ xây dựng, phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội; phối hợp có hiệu quả hoạt động an ninh, quốc phòng và đối ngoại.
4. Chủ động phòng ngừa, chủ động đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia.

Theo đó, có 4 nguyên tắc bảo vệ an ninh quốc gia bao gồm:

- Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật, bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

- Đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý thống nhất của Nhà nước; huy động sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và toàn dân tộc, lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia làm nòng cốt.

- Kết hợp chặt chẽ giữa nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia với nhiệm vụ xây dựng, phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội; phối hợp có hiệu quả hoạt động an ninh, quốc phòng và đối ngoại.

- Chủ động phòng ngừa, chủ động đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia.

Cơ quan nào chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia?

Cơ quan nào chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia? Các cơ quan bảo vệ an ninh quốc gia có quyền hạn và trách nhiệm gì? (Hình từ Internet)

Cơ quan nào chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia?

Theo Điều 22 Luật bảo vệ an ninh quốc gia 2004 quy định về các cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia như sau:

Các cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia
1. Các cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia bao gồm:
a) Cơ quan chỉ đạo, chỉ huy và các đơn vị an ninh, tình báo, cảnh vệ Công an nhân dân;
b) Cơ quan chỉ đạo, chỉ huy và các đơn vị bảo vệ an ninh quân đội, tình báo Quân đội nhân dân;
c) Bộ đội biên phòng, cảnh sát biển là cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia ở khu vực biên giới trên đất liền và khu vực biên giới trên biển.
2. Tổ chức bộ máy, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể, phạm vi trách nhiệm hoạt động và quan hệ phối hợp của các cơ quan quy định tại khoản 1 Điều này do pháp luật quy định.

Theo đó, các cơ quan bảo vệ an ninh quốc gia bao gồm:

- Cơ quan chỉ đạo, chỉ huy và các đơn vị an ninh, tình báo, cảnh vệ Công an nhân dân;

- Cơ quan chỉ đạo, chỉ huy và các đơn vị bảo vệ an ninh quân đội, tình báo Quân đội nhân dân;

- Bộ đội biên phòng, cảnh sát biển là cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia ở khu vực biên giới trên đất liền và khu vực biên giới trên biển.

Cơ quan bảo vệ an ninh quốc gia có quyền hạn và trách nhiệm như thế nào?

Theo Điều 24 Luật An ninh quốc gia 2004 quyền hạn của các cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia bao gồm như sau:

- Sử dụng các biện pháp nghiệp vụ theo quy định của pháp luật;

- Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, tài liệu, đồ vật khi có căn cứ xác định liên quan đến hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia;

- Yêu cầu cơ quan, tổ chức tài chính, kho bạc, ngân hàng kiểm tra, phong toả tài khoản, nguồn tài chính liên quan đến hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia;

- Yêu cầu cơ quan, tổ chức bưu chính, viễn thông, hải quan bóc mở hoặc giao thư tín, điện tín, bưu phẩm, bưu kiện, hàng hoá để kiểm tra khi có căn cứ xác định trong đó có thông tin, tài liệu, chất nổ, vũ khí, vật phẩm khác có nguy hại cho an ninh quốc gia;

- Kiểm tra phương tiện giao thông, phương tiện thông tin, máy tính, mạng máy tính, đồ vật, tài liệu, hàng hoá, chỗ ở, nơi làm việc hoặc các cơ sở khác của cơ quan, tổ chức, cá nhân khi có căn cứ xác định liên quan đến hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia;

- Trưng dụng theo quy định của pháp luật phương tiện thông tin, phương tiện giao thông, phương tiện khác và người đang sử dụng, điều khiển phương tiện đó trong trường hợp cấp bách để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia hoặc để ngăn chặn hậu quả thiệt hại cho xã hội đang xảy ra hoặc có nguy cơ xảy ra;

- Tạm đình chỉ hoặc đình chỉ việc sử dụng phương tiện thông tin liên lạc hoặc các hoạt động khác trên lãnh thổ Việt Nam khi có căn cứ xác định các hoạt động này gây nguy hại cho an ninh quốc gia;

- Yêu cầu ngừng các chuyến vận chuyển bằng các loại phương tiện giao thông của Việt Nam hoặc các phương tiện giao thông của nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam để bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm an toàn cho các phương tiện đó;

- Áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ người cộng tác, người tố giác, người làm chứng, người bị hại trong các vụ án xâm phạm an ninh quốc gia.

Các cơ quan đảm bảo an ninh quốc gia có trách nhiệm như sau:

- Tiến hành các hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo quy định của pháp luật;

- Tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; trong trường hợp vì yêu cầu bảo vệ an ninh quốc gia phải hạn chế các quyền và lợi ích đó thì phải được người có thẩm quyền quyết định;

- Giữ bí mật về sự giúp đỡ của cơ quan, tổ chức, cá nhân đối với công tác bảo vệ an ninh quốc gia.

Trân trọng!

An ninh quốc gia
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về An ninh quốc gia
Hỏi đáp Pháp luật
Khi nào áp dụng biện pháp xóa bỏ thông tin sai sự thật trên không gian mạng xâm phạm an ninh quốc gia?
Hỏi đáp Pháp luật
Người Việt Nam phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia bị tước các quyền gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Môi trường vận hành của hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia cần đáp ứng các điều kiện gì?
Hỏi đáp pháp luật
Biện pháp nghiệp vụ là gì?
Hỏi đáp pháp luật
An ninh là gì?
Hỏi đáp pháp luật
Mục tiêu quan trọng về an ninh quốc gia là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
An ninh quốc gia là gì? Bảo vệ an ninh quốc gia là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Các trường hợp nào hệ thống thông tin bị đưa ra khỏi danh mục hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia?
Hỏi đáp Pháp luật
Hoạt động xâm phạm an ninh Quốc gia là gì? Tội phá hoại cơ sở vật chất - kỹ thuật có thuộc nhóm tội xâm phạm an ninh Quốc gia?
Hỏi đáp Pháp luật
Cơ quan nào chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia? Các cơ quan bảo vệ an ninh quốc gia có quyền hạn và trách nhiệm gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về An ninh quốc gia
Nguyễn Đình Mạnh Tú
2,687 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào