Mê tín dị đoan khác tín ngưỡng như thế nào? Hành vi hành nghề mê tín dị đoan bị xử phạt như thế nào?
Mê tín dị đoan là gì? Tín ngưỡng và hoạt động tín ngưỡng là gì?
Theo khoản 1 Điều 2 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 có định nghĩa về tín ngưỡng như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Tín ngưỡng là niềm tin của con người được thể hiện thông qua những lễ nghi gắn liền với phong tục, tập quán truyền thống để mang lại sự bình an về tinh thần cho cá nhân và cộng đồng.
2. Hoạt động tín ngưỡng là hoạt động thờ cúng tổ tiên, các biểu tượng linh thiêng; tưởng niệm và tôn vinh người có công với đất nước, với cộng đồng; các lễ nghi dân gian tiêu biểu cho những giá trị lịch sử, văn hóa, đạo đức xã hội.
....
Như vậy, tín ngưỡng là niềm tin của con người được thể hiện thông qua những hoạt động tín ngưỡng như thờ cúng ông bà tổ tiên, các lễ nghi dân gian,... gắn liền với phong tục, tập quán truyền thống để mang lại sự bình an về tinh thần cho cá nhân và cộng đồng.
Hiện nay pháp luật chưa có quy định cụ thể mê tín dị đoan, nhưng có thể hiểu mê tín dị đoan là tin vào những điều mơ hồ, không phù hợp với lẽ tự nhiên dẫn tới hậu quả xấu cho cá nhân, gia đình, cộng đồng về sức khoẻ, thời gian, tài sản, tính mạng.
Mê tín dị đoan khác tín ngưỡng như thế nào? Hành vi hành nghề mê tín dị đoan bị xử phạt như thế nào? (Hình từ Internet)
Mê tín dị đoan và hoạt động tín ngưỡng khác nhau như thế nào?
Trong đời sống hiện này, mê tín dị đoan là hành động phổ biến có mặt khắp nơi trong cộng đồng. Mê tín dị đoan bao gồm những hoạt động như: bói toán, coi số mạng sang hèn, đồng bóng, tin vào bùa chú,...
Hoạt động tín ngưỡng là hành động thờ cúng ông bà tổ tiên, tôn vinh người có công với đất nước, các lễ nghi dân gian tiêu biểu có giá trị lịch sử, văn hóa, đạo đức, xã hội.
Tuy nhiên, cả hai hoạt động đều là những hành động thể hiện nhu cầu của đời sống tinh thần nhưng mê tín dị đoan lấy mục đích kím tiền, trục lợi là chính, gây ảnh hưởng xấu đến cộng đồng.
Hành vi mê tín dị đoan bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ theo điểm đ khoản 7 và khoản 8 Điều 14 Nghị định 38/2021/NĐ - CP quy định:
Vi phạm quy định về tổ chức lễ hội:
...
7. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Tổ chức lễ hội theo quy định phải đăng ký mà không có văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Tổ chức lễ hội truyền thống không đúng với bản chất, ý nghĩa lịch sử, văn hóa;
c) Thực hiện nghi lễ có tính bạo lực, phản cảm, trái với truyền thống yêu hòa bình, nhân đạo của dân tộc Việt Nam;
d) Không tạm dừng tổ chức lễ hội theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
đ) Tổ chức hoạt động mê tín dị đoan.
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 3, điểm a khoản 4 và điểm đ khoản 7 Điều này;
b) Buộc hoàn lại số tiền có được do thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 5 Điều này.
Ngoài ra theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định 38/2021/NĐ - CP quy định đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Như vậy, cá nhân có hành vi tổ chức hoạt động mê tín dị đoan có thể bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. Mức phạt đối với tổ chức là gấp 2 lần
Tùy theo mức độ vi phạm, hoạt động mê tín dị đoan có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Theo Điều 320 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về mức phạt tội hành nghề mê tín dị đoan:
Tội hành nghề mê tín, dị đoan
1. Người nào dùng bói toán, đồng bóng hoặc các hình thức mê tín, dị đoan khác đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a) Làm chết người;
b) Thu lợi bất chính 200.000.000 đồng trở lên;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Như vậy, người hành nghề mê tín dị đoan có những tác động tiêu cực, gây ảnh hưởng xấu đến cộng đồng, trật tự an toàn xã hội nên bị xử lý hình sự như sau:
- Người nào dùng bói toán, đồng bóng hoặc các hình thức mê tín, dị đoan khác đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc đã bị kết án về tội mê tín dị đoan này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ từ 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
- Bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau:
+ Làm chết người
+ Thu lợi bất chính 200.000.000 đồng trở lên
+ Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội
- Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn cách viết CV, hồ sơ xin việc mới nhất năm 2025? Trọn bộ hồ sơ xin việc mới nhất năm 2025?
- Lời chúc phụ huynh dành cho cô giáo mầm non ngày 20 11 ý nghĩa?
- Cung cầu là gì? Mối quan hệ cung cầu như thế nào? Vai trò của cung cầu là gì?
- Các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch hiện nay?
- Thực hiện kiểm tra yếu tố hình thành giá được quy định như thế nào?