Một người có thể vừa ứng cử làm đại biểu Quốc hội và đại biểu ở Hội đồng nhân dân ở các cấp khác nhau không?
- Một người có thể vừa ứng cử làm đại biểu Quốc hội và đại biểu ở Hội đồng nhân dân ở các cấp khác nhau không?
- Hồ sơ ứng cử làm đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân gồm những gì?
- Những trường hợp nào không được ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân?
- Cần đáp ứng các tiêu chuẩn nào để được làm đại biểu Quốc hội?
Một người có thể vừa ứng cử làm đại biểu Quốc hội và đại biểu ở Hội đồng nhân dân ở các cấp khác nhau không?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 36 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015 quy định về nộp hồ sơ ứng cử như sau:
Nộp hồ sơ ứng cử
...
3. Công dân chỉ được nộp hồ sơ ứng cử làm đại biểu Hội đồng nhân dân tối đa ở hai cấp trong cùng một nhiệm kỳ; nếu nộp hồ sơ ứng cử đại biểu Quốc hội thì chỉ được nộp hồ sơ ứng cử làm đại biểu Hội đồng nhân dân ở một cấp.
Theo đó, trong cùng một nhiệm kỳ, một công dân đã nộp hồ sơ ứng cử làm đại biểu Quốc hội thì chỉ được ứng cử làm đại biểu Hội đồng nhân dân ở 01 cấp.
Hồ sơ ứng cử làm đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân gồm những gì?
Căn cứ theo Điều 35 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015 quy định về hồ sơ ứng cử và thời gian nộp hồ sơ ứng cử như sau:
Hồ sơ ứng cử và thời gian nộp hồ sơ ứng cử
1. Công dân ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân theo quy định của Luật này phải nộp hồ sơ ứng cử chậm nhất là 70 ngày trước ngày bầu cử.
2. Hồ sơ ứng cử bao gồm:
a) Đơn ứng cử;
b) Sơ yếu lý lịch có chứng nhận của cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền;
c) Tiểu sử tóm tắt;
d) Ba ảnh chân dung màu cỡ 4cm x 6cm;
đ) Bản kê khai tài sản, thu nhập theo quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng.
3. Hội đồng bầu cử quốc gia hướng dẫn thi hành Điều này.
Như vậy, hồ sơ ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân gồm có:
- Đơn ứng cử;
- Sơ yếu lý lịch có chứng nhận;
- Tiểu sử tóm tắt;
- 03 ảnh chân dung 4x6;
- Bản kê khai tài sản, thu nhập theo quy định của pháp luật.
Một người có thể vừa ứng cử làm đại biểu Quốc hội và đại biểu ở Hội đồng nhân dân ở các cấp khác nhau không? (Hình từ Internet)
Những trường hợp nào không được ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân?
Căn cứ tại Điều 37 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015 quy định về những trường hợp không được ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân như sau:
Những trường hợp không được ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân
1. Người đang bị tước quyền ứng cử theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, người đang chấp hành hình phạt tù, người bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự.
2. Người đang bị khởi tố bị can.
3. Người đang chấp hành bản án, quyết định hình sự của Tòa án.
4. Người đã chấp hành xong bản án, quyết định hình sự của Tòa án nhưng chưa được xóa án tích.
5. Người đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
Theo đó, những người không được ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân gồm có:
- Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
- Người đang bị tước quyền ứng cử;
- Người không đủ năng lực trách nhiệm dân sự;
- Người chưa được xóa án tích;
- Người đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
Cần đáp ứng các tiêu chuẩn nào để được làm đại biểu Quốc hội?
Căn cứ vào Điều 22 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 được bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Luật Tổ chức Quốc hội sửa đổi 2020 quy định về tiêu chuẩn của đại biểu Quốc hội như sau:
Tiêu chuẩn của đại biểu Quốc hội
1. Trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp, phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
a. Có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam.
2. Có phẩm chất đạo đức tốt, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, gương mẫu chấp hành pháp luật; có bản lĩnh, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền và các hành vi vi phạm pháp luật khác.
3. Có trình độ văn hóa, chuyên môn, có đủ năng lực, sức khỏe, kinh nghiệm công tác và uy tín để thực hiện nhiệm vụ đại biểu Quốc hội.
4. Liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến của Nhân dân, được Nhân dân tín nhiệm.
5. Có điều kiện tham gia các hoạt động của Quốc hội.
Theo đó, đại biểu Quốc hội sẽ có những tiêu chuẩn sau:
- Trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp;
- Phấn đấu vì mục tiêu phát triển đất nước;
- Có phẩm chất đạo đức tốt, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, gương mẫu chấp hành pháp luật;
- Kiên quyết đấu tranh chống lại những tiêu cực gây ảnh hưởng đến hình ảnh Nhà nước;
- Có trình độ văn hóa, chuyên môn, sức khỏe, năng lực, kinh nghiệm công tác, uy tín để thực hiện nhiệm vụ;
- Gắn kết chặt chẽ với Nhân dân;
- Có điều kiện tham gia các hoạt động của Quốc hội.
Trân trọng!
- Luật Tổ chức Quốc hội sửa đổi 2020
- Luật Tổ chức Quốc hội 2014
- Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015
- Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015
- đại biểu Quốc hội
- Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nghị quyết 18 về tinh gọn bộ máy: Nghiên cứu hợp nhất văn phòng HĐND, văn phòng đoàn đại biểu Quốc hội và văn phòng UBND cấp tỉnh thành một?
- Từ 2025, ngân hàng không được gửi tin nhắn, email chứa đường link tới khách hàng?
- Lịch Dương Tháng 12 2024 chi tiết, chính xác nhất? Tháng 12 năm 2024 có bao nhiêu ngày theo lịch Dương?
- Ngày Nhân quyền thế giới là ngày mấy? Ngày Nhân quyền thế giới 2024 là thứ mấy?
- Khi đi đến nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện giao thông cần đi như thế nào để bảo đảm đúng quy tắc giao thông?