Ủy quyền cho người khác có làm mất quyền của người ủy quyền không? Người được ủy quyền có thể ủy quyền lại cho người khác không?

Cho hỏi: Ủy quyền cho người khác có làm mất quyền của người ủy quyền không? Người được ủy quyền có thể ủy quyền lại cho người khác không? Câu hỏi của anh Mến (Đăk Lăk)

Ủy quyền cho người khác có làm mất quyền của người ủy quyền không?

Hiện tại, trong các văn bản không quy định cụ thể về việc định nghĩa ủy quyền nhưng căn cứ theo Điều 562 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hợp đồng ủy quyền như sau:

Hợp đồng ủy quyền
Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

Như vậy, có thể hiểu uỷ quyền là việc các bên thoả thuận trong đó, một bên sẽ nhân danh bên còn lại thực hiện các công việc thay cho người đó.

Ủy quyền là một trong những hình thức của việc đại diện, thay mặt khi người ủy quyền không thể tự mình thực hiện công việc.

Ngoài ra, người được ủy quyền chỉ thực hiện công việc trong phạm vi được ủy quyền hoặc trong một khoảng thời gian ủy quyền nhất định mà không phải được chuyển giao hoàn toàn quyền của người ủy quyền.

Nếu các bên không có thoả thuận, luật không quy định, thời hạn ủy quyền chỉ có hiệu lực trong vòng 01 năm.

Không chỉ vậy, người ủy quyền hoàn toàn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền bất cứ lúc nào theo quy định tại Điều 569 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:

- Ủy quyền có thù lao: Phải thanh toán thù lao cho bên nhận ủy quyền tương ứng với phần công việc mà người này đã thực hiện và bồi thường thiệt hại.

- Ủy quyền không có thù lao: Phải báo trước cho bên nhận ủy quyền trong thời hạn hợp lý.

Do đó, có thể nói người ủy quyền sẽ không bị mất quyền mặc dù đã thực hiện việc ủy quyền cho người khác.

Uỷ quyền cho người khác có làm mất quyền của người uỷ quyền không? Người được ủy quyền có thể ủy quyền lại cho người khác không?

Ủy quyền cho người khác có làm mất quyền của người ủy quyền không? Người được ủy quyền có thể ủy quyền lại cho người khác không? (Hình từ Internet)

Người được ủy quyền có thể ủy quyền lại cho người khác không?

Theo Điều 564 Bộ luật Dận sự 2015 quy định về việc người được ủy quyền có thể ủy quyền lại trong một số trường hợp như sau:

Ủy quyền lại
1. Bên được ủy quyền được ủy quyền lại cho người khác trong trường hợp sau đây:
a) Có sự đồng ý của bên ủy quyền;
b) Do sự kiện bất khả kháng nếu không áp dụng ủy quyền lại thì mục đích xác lập, thực hiện giao dịch dân sự vì lợi ích của người ủy quyền không thể thực hiện được.
2. Việc ủy quyền lại không được vượt quá phạm vi ủy quyền ban đầu.
3. Hình thức hợp đồng ủy quyền lại phải phù hợp với hình thức ủy quyền ban đầu.

Như vậy, người được ủy quyền có thể ủy quyền lại cho người khác. Tuy nhiên, khi thực hiện uỷ quyền lại, các bên cũng cần phải lưu ý những quy định, bao gồm:

- Bên ủy quyền đã đồng ý về việc ủy quyền tiếp cho người khác.

- Sự kiện bất khả kháng dẫn đến không ủy quyền lại sẽ làm mục đích giao dịch dân sự của người ủy quyền không thể thực hiện được.

- Phạm vi ủy quyền của việc ủy quyền lại cho người khác không vượt quá phạm vi ủy quyền ban đầu.

- Hình thức của hợp đồng ủy quyền lại phải phù hợp với hình thức của hợp đồng ủy quyền ban đầu.

Một số trường hợp không được phép ủy quyền?

Có một số trường hợp pháp luật cấm không được phép ủy quyền cho người khác thực hiện thay công việc của mình, bao gồm:

- Theo khoản 1 Điều 18 Luật Hộ tịch 2014 quy định về việc đăng ký kết hôn thì các bên khi đăng ký kết hôn phải cùng có mặt để cùng ký tên vào giấy đăng ký kết hôn và sổ hộ tịch.

- Theo khoản 4 Điều 85 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về ly hôn buộc khi ly hôn, vợ chồng không được uỷ quyền cho người khác thay mặt mình tham gia tố tụng nhưng có thể uỷ quyền nộp hồ sơ, nộp tạm ứng án phí…

- Theo khoản 1 Điều 12 Thông tư 48/2018/TT-NHNN quy định về việc gửi tiết kiệm tại ngân hàng thì để được gửi tiết kiệm, người có nhu cầu gửi tiền phải trực tiếp đến quầy giao dịch để thực hiện trừ trường hợp gửi tiết kiệm online.

- Theo khoản 1 Điều 56 Luật Công chứng 2014 quy định về công chứng di chúc thì người lập di chúc phải tự mình yêu cầu công chứng di chúc mà không được uỷ quyền cho người khác.

- Theo khoản 2 Điều 46 Luật Lý lịch tư pháp 2009 quy định về việc cấp phiếu lý lịch tư pháp số 2 thì khi yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp số 2, người có yêu cầu không được uỷ quyền cho người khác…

Trân trọng!

Ủy quyền
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Ủy quyền
Hỏi đáp Pháp luật
Từ 01/7/2025, văn bản ủy quyền nhận lương hưu chỉ có hiệu lực tối đa là 12 tháng kể từ ngày lập?
Hỏi đáp Pháp luật
Giấy ủy quyền có phải là văn bản hành chính không? Mẫu Giấy ủy quyền viết tay đầy đủ mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu giấy ủy quyền công ty cho cá nhân mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu giấy ủy quyền vay vốn ngân hàng mới nhất 2024? Nhu cầu vay vốn nào không được Ngân hàng cho vay?
Hỏi đáp Pháp luật
Giấy ủy quyền ký thỏa thuận quốc tế nhân danh Nhà nước, Chính phủ do ai cấp?
Hỏi đáp Pháp luật
Người ủy quyền chết thì giấy ủy quyền còn hiệu lực không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu giấy ủy quyền khiếu nại chuẩn pháp lý mới nhất 2023?
Hỏi đáp Pháp luật
Công ty có được đại diện nhận ủy quyền quyết toán thuế thu nhập cá nhân cho nhiều người được không?
Hỏi đáp pháp luật
Hợp đồng ủy quyền có còn hiệu lực khi một bên chết không?
Hỏi đáp Pháp luật
Chưa đủ 18 tuổi có thể đại diện theo ủy quyền không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Ủy quyền
Nguyễn Trần Cao Kỵ
27,223 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào