Tầm nhìn đến năm 2050 Việt Nam hình thành 33 cảng hàng không?
Tầm nhìn đến năm 2050 Việt Nam hình thành 33 cảng hàng không?
Mới đấy, Quyết định 648/QĐ-TTg năm 2023 về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành như sau:
Thứ nhất: Thời kỳ 2021 - 2030
- Hệ thống cảng hàng không được quy hoạch theo mô hình trục nan với 02 đầu mối chính tại khu vực Thủ đô Hà Nội và khu vực Thành phố Hồ Chí Minh, hình thành 30 cảng hàng không bao gồm:
+ 14 cảng hàng không quốc tế: Vân Đồn, Cát Bi, Nội Bài, Thọ Xuân, Vinh, Phú Bài, Đà Nẵng, Chu Lai, Cam Ranh, Liên Khương, Long Thành, Tân Sơn Nhất, Cần Thơ và Phú Quốc;
+ 16 cảng hàng không quốc nội: Lai Châu, Điện Biên, Sa Pa, Nà Sản, Đồng Hới, Quảng Trị, Phù Cát, Tuy Hòa, Pleiku, Buôn Ma Thuột, Phan Thiết, Rạch Giá, Cà Mau, Côn Đảo, Thành Sơn và Biên Hòa (sân bay Thành Sơn và sân bay Biên Hòa được quy hoạch thành cảng hàng không để khai thác lưỡng dụng);
+ Tiếp tục duy trì vị trí quy hoạch Cảng hàng không quốc tế Hải Phòng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng.
(Chi tiết tại Phụ lục I)
Thứ hai: Tầm nhìn đến năm 2050
- Hình thành 33 cảng hàng không, bao gồm:
+ 14 cảng hàng không quốc tế: Vân Đồn, Hải Phòng, Nội Bài, Thọ Xuân, Vinh, Phú Bài, Đà Nẵng, Chu Lai, Cam Ranh, Liên Khương, Long Thành, Tân Sơn Nhất, Cần Thơ và Phú Quốc;
+ 19 cảng hàng không quốc nội: Lai Châu, Điện Biên, Sa Pa, Cao Bằng, Nà Sản, Cát Bi, Đồng Hới, Quảng Trị, Phù Cát, Tuy Hòa, Pleiku, Buôn Ma Thuột, Phan Thiết, Rạch Giá, Cà Mau, Côn Đảo, Biên Hoà, Thành Sơn và Cảng hàng không thứ 2 phía Đông Nam, Nam Thủ đô Hà Nội.
Tầm nhìn đến năm 2050 Việt Nam hình thành 33 cảng hàng không? (Hình từ Internet)
Định hướng đầu tư hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 thế nào?
Căn cứ quy định Tiểu mục 1 Mục III Điều 1 Quyết định 648/QĐ-TTg năm 2023 quy định về định hướng đầu tư, phát triển như sau:
Định hướng đầu tư, phát triển
1. Định hướng đầu tư
- Quy mô theo quy hoạch là quy mô dự kiến, được tính toán dựa trên dự báo nhu cầu. Trong quá trình triển khai, tùy theo nhu cầu vận tải thực tế, khả năng nguồn lực đầu tư để nghiên cứu, phân kỳ đầu tư đảm bảo hiệu quả dự án.
- Đối với các dự án quy hoạch đầu tư sau năm 2030, trường hợp các địa phương có nhu cầu đầu tư phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và huy động được nguồn lực, báo cáo Thủ tướng Chính phủ chấp thuận đầu tư sớm hơn.
Như vậy, định hướng đầu tư bao gồm:
+ Quy mô theo quy hoạch là quy mô dự kiến, được tính toán dựa trên dự báo nhu cầu. Trong quá trình triển khai, tùy theo nhu cầu vận tải thực tế, khả năng nguồn lực đầu tư để nghiên cứu, phân kỳ đầu tư đảm bảo hiệu quả dự án.
+ Đối với các dự án quy hoạch đầu tư sau năm 2030, trường hợp các địa phương có nhu cầu đầu tư phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và huy động được nguồn lực, báo cáo Thủ tướng Chính phủ chấp thuận đầu tư sớm hơn.
Định hướng phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 như thế nào?
Căn cứ quy định Mục III Điều 1 Quyết định 648/QĐ-TTg năm 2023 quy định về định hướng đầu tư, phát triển như sau:
Định hướng đầu tư, phát triển
2. Định hướng phát triển hàng không chung
Hoạt động hàng không chung và hoạt động hàng không dân dụng không thường lệ được khai thác theo hướng tập trung tại các sân bay chuyên dùng và các cảng hàng không có quy mô nhỏ để tìm kiếm, phát triển thị trường hàng không, nâng cao hiệu quả khai thác; hạn chế khai thác hoạt động hàng không chung tại các cảng hàng không có mật độ cất hạ cánh cao.
3. Định hướng phát triển sân bay chuyên dùng
Để đảm bảo nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, các địa phương chủ động quy hoạch vị trí các sân bay chuyên dùng trong quy hoạch tỉnh sau khi được Bộ Quốc phòng phê duyệt vị trí và địa phương chủ trì huy động nguồn lực để tổ chức thực hiện. Nghiên cứu, khai thác lưỡng dụng tại một số sân bay quân sự theo mô hình sân bay chuyên dùng.
4. Định hướng giao thông kết nối tới cảng hàng không
Hệ thống cảng hàng không được gom và giải tỏa hành khách, hàng hóa bằng hệ thống đường bộ đối với cảng hàng không có công suất dưới 30 triệu hành khách/năm; bằng hệ thống đường bộ và đường sắt với các cảng hàng không có công suất từ 30 triệu hành khách/năm trở lên.
5. Chuyển cảng hàng không quốc nội thành cảng hàng không quốc tế
Các cảng hàng không quốc nội được khai thác các chuyến bay quốc tế không thường lệ. Để đảm bảo khai thác hiệu quả hệ thống cảng hàng không, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo tính linh hoạt và tính mở của quy hoạch, khi các hãng hàng không có nhu cầu mở các chuyến bay quốc tế thường lệ và có cơ sở hạ tầng đảm bảo, Bộ Giao thông vận tải báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép chuyển thành cảng hàng không quốc tế.
Như vậy, định hướng phát triển bao gồm:
- Định hướng phát triển hàng không chung
Hoạt động hàng không chung và hoạt động hàng không dân dụng không thường lệ được khai thác theo hướng tập trung tại các sân bay chuyên dùng và các cảng hàng không có quy mô nhỏ để tìm kiếm, phát triển thị trường hàng không, nâng cao hiệu quả khai thác; hạn chế khai thác hoạt động hàng không chung tại các cảng hàng không có mật độ cất hạ cánh cao.
- Định hướng phát triển sân bay chuyên dùng
Để đảm bảo nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, các địa phương chủ động quy hoạch vị trí các sân bay chuyên dùng trong quy hoạch tỉnh sau khi được Bộ Quốc phòng phê duyệt vị trí và địa phương chủ trì huy động nguồn lực để tổ chức thực hiện. Nghiên cứu, khai thác lưỡng dụng tại một số sân bay quân sự theo mô hình sân bay chuyên dùng.
- Định hướng giao thông kết nối tới cảng hàng không
Hệ thống cảng hàng không được gom và giải tỏa hành khách, hàng hóa bằng hệ thống đường bộ đối với cảng hàng không có công suất dưới 30 triệu hành khách/năm; bằng hệ thống đường bộ và đường sắt với các cảng hàng không có công suất từ 30 triệu hành khách/năm trở lên.
- Chuyển cảng hàng không quốc nội thành cảng hàng không quốc tế
Các cảng hàng không quốc nội được khai thác các chuyến bay quốc tế không thường lệ. Để đảm bảo khai thác hiệu quả hệ thống cảng hàng không, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo tính linh hoạt và tính mở của quy hoạch, khi các hãng hàng không có nhu cầu mở các chuyến bay quốc tế thường lệ và có cơ sở hạ tầng đảm bảo, Bộ Giao thông vận tải báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép chuyển thành cảng hàng không quốc tế.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo thành tích cá nhân của Phó hiệu trưởng mới nhất năm 2024?
- Hướng dẫn xóa thí sinh khỏi danh sách Vòng 6 Trạng Nguyên Tiếng Việt tại quantri.trangnguyen.edu.vn?
- Tháng 10 âm lịch 2024 kết thúc vào ngày nào? Tháng 10 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 10 âm lịch năm 2024 có sự kiện gì?
- Cách viết trách nhiệm của cá nhân đối với những hạn chế, khuyết điểm của tập thể trong bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024?
- Giám đốc BHXH cấp tỉnh có quyền xử phạt hành vi cho mượn thẻ bảo hiểm y tế không?