Có được xét nâng bậc lương với người lao động, công chức, viên chức nghỉ thai sản? Điều kiện thời gian nâng bậc lương trong ngạch hoặc trong chức danh như thế nào?
Trường hợp nào thì công chức, viên chức bị kéo dài xét nâng bậc lương thường xuyên?
Căn cứ vào khoản 3 Điều 2 Thông tư 08/2013/TT-BNV được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Thông tư 03/2021/TT-BNV như sau:
Chế độ nâng bậc lương thường xuyên
...
3. Thời gian bị kéo dài xét nâng bậc lương thường xuyên:
Trong thời gian giữ bậc lương hiện hưởng, nếu cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đã có thông báo hoặc quyết định bằng văn bản của cấp có thẩm quyền là không hoàn thành nhiệm vụ được giao hằng năm hoặc bị kỷ luật một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, giáng chức, cách chức thì bị kéo dài thời gian tính nâng bậc lương thường xuyên so với thời gian quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này như sau:
a) Kéo dài 12 tháng đối với các trường hợp:
- Cán bộ bị kỷ luật cách chức;
- Công chức bị kỷ luật giáng chức hoặc cách chức;
- Viên chức và người lao động bị kỷ luật cách chức.
b) Kéo dài 06 tháng đối với các trường hợp:
- Cán bộ, công chức và người lao động bị kỷ luật khiển trách hoặc cảnh cáo;
- Viên chức bị kỷ luật cảnh cáo;
- Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động được cấp có thẩm quyền đánh giá và xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ được giao hằng năm; trường hợp trong thời gian giữ bậc có 02 năm không liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ được giao thì mỗi năm không hoàn thành nhiệm vụ được giao bị kéo dài 06 tháng.
c) Kéo dài 03 tháng đối với viên chức bị kỷ luật khiển trách.
d) Trường hợp vừa bị đánh giá và xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ được giao vừa bị kỷ luật thì thời gian kéo dài nâng bậc lương thường xuyên là tổng các thời gian bị kéo dài quy định tại các điểm a, b và c khoản này.
đ) Trường hợp bị đánh giá và xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ do bị kỷ luật (cùng một hành vi vi phạm) thì thời gian kéo dài nâng bậc lương thường xuyên tính theo hình thức kỷ luật tương ứng quy định tại điểm a, b, c khoản này.
e) Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức và người lao động là đảng viên bị kỷ luật Đảng: nếu đã có quyết định kỷ luật về hành chính thì thực hiện kéo dài thời gian nâng bậc lương thường xuyên theo hình thức xử lý kỷ luật hành chính; nếu không có quyết định kỷ luật về hành chính thì thực hiện kéo dài thời gian nâng bậc lương thường xuyên theo hình thức xử lý kỷ luật Đảng tương ứng với các hình thức xử lý ký luật hành chính quy định tại khoản này.
Như vậy, cán bộ, công chức, viên chức đã có thông báo hoặc quyết định bằng văn bản của cấp có thẩm quyền là không hoàn thành nhiệm vụ được giao hằng năm hoặc bị kỷ luật một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, giáng chức, cách chức thì bị kéo dài thời gian tính nâng bậc lương thường xuyên.
Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà thời gian kéo dài xét nâng bậc lương sẽ khác nhau.
Có được xét nâng bậc lương với người lao động, công chức, viên chức nghỉ thai sản? Đối tượng nào không áp dụng chế độ nâng bậc lương thường xuyên? (Hình từ Internet)
Thời gian công chức, viên chức nghỉ thai sản có được tính xét nâng bậc lương thường xuyên không?
Theo điểm b khoản 1 Điều 2 Thông tư 08/2013/TT-BNV quy định về chế độ nâng bậc lương thường xuyên như sau:
Chế độ nâng bậc lương thường xuyên
…
1. Điều kiện thời gian giữ bậc trong ngạch hoặc trong chức danh:
…
b) Các trường hợp được tính vào thời gian để xét nâng bậc lương thường xuyên, gồm:
- Thời gian nghỉ làm việc được hưởng nguyên lương theo quy định của pháp luật về lao động;
- Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;
- Thời gian nghỉ ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hưởng bảo hiểm xã hội cộng dồn từ 6 tháng trở xuống (trong thời gian giữ bậc) theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;
- Thời gian được cấp có thẩm quyền quyết định cử đi làm chuyên gia, đi học, thực tập, công tác, khảo sát ở trong nước, ở nước ngoài (bao gồm cả thời gian đi theo chế độ phu nhân, phu quân theo quy định của Chính phủ) nhưng vẫn trong danh sách trả lương của cơ quan, đơn vị;
- Thời gian cán bộ, công chức, viên chức và người lao động tham gia phục vụ tại ngũ theo Luật Nghĩa vụ quân sự.
Theo đó, thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản theo quy định vẫn sẽ được tính xét nâng bậc lương thường xuyên.
Điều kiện thời gian nâng bậc lương trong ngạch hoặc trong chức danh như thế nào?
Theo khoản 1 Điều 2 Thông tư 08/2013/TT-BNV quy định về chế độ nâng bậc lương thường xuyên như sau:
Chế độ nâng bậc lương thường xuyên
1. Điều kiện thời gian giữ bậc trong ngạch hoặc trong chức danh:
a) Thời gian giữ bậc để xét nâng bậc lương thường xuyên:
- Đối với chức danh chuyên gia cao cấp: Nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong bảng lương chuyên gia cao cấp, thì sau 5 năm (đủ 60 tháng) giữ bậc lương trong bảng lương chuyên gia cao cấp được xét nâng một bậc lương;
- Đối với các ngạch và các chức danh có yêu cầu trình độ đào tạo từ cao đẳng trở lên: Nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh, thì sau 3 năm (đủ 36 tháng) giữ bậc lương trong ngạch hoặc trong chức danh được xét nâng một bậc lương;
- Đối với các ngạch và các chức danh có yêu cầu trình độ đào tạo từ trung cấp trở xuống và nhân viên thừa hành, phục vụ: Nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh, thì sau 2 năm (đủ 24 tháng) giữ bậc lương trong ngạch hoặc trong chức danh được xét nâng một bậc lương.
Đối với chức danh chuyên gia cao cấp: sau 5 năm (đủ 60 tháng) giữ bậc lương trong bảng lương chuyên gia cao cấp được xét nâng một bậc lương;
Đối với các ngạch và chức danh đào tạo từ cao đẳng trở lên: sau 3 năm (đủ 36 tháng) giữ bậc lương trong ngạch hoặc trong chức danh được xét nâng một bậc lương;
Đối với các ngạch và các chức danh có yêu cầu trình độ đào tạo từ trung cấp trở xuống: sau 2 năm (đủ 24 tháng) giữ bậc lương trong ngạch hoặc trong chức danh được xét nâng một bậc lương.
Trân trọng!










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Mẫu bài phát biểu của thầy thuốc nhân ngày Thầy thuốc Việt Nam 27 tháng 2 hay nhất năm 2025?
- Phí làm lại thẻ căn cước năm 2025 mất bao nhiêu tiền?
- Học phí lớp đào tạo nghề luật sư (Chương trình đào tạo luật sư phục vụ hội nhập quốc tế) khóa 9 năm 2025 tại TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh?
- Mẫu hợp đồng thuê địa điểm dạy thêm ngoài nhà trường theo Thông tư 29 dành cho giáo viên mới nhất?
- Violympic bao nhiêu điểm là đậu cấp tỉnh năm 2024 - 2025?