Đã có quy định về công tác kiểm tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo?
Đã có quy định về công tác kiểm tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo?
Ngày 24/5/2023, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Quyết định 1489/QĐ-BGDĐT năm 2023 quy định về công tác kiểm tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Theo đó, Quyết định 1489/QĐ-BGDĐT năm 2023 có quy định 03 nguyên tắc trong công tác kiểm tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo bao gồm:
- Khách quan, công khai, minh bạch, dân chủ, kịp thời, chính xác, đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo quy định.
- Không trùng lặp, chồng chéo về nội dung, đối tượng, thời gian giữa các đoàn thanh tra, kiểm tra, không làm cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng kiểm tra.
- Việc tiến hành kiểm tra được thực hiện trên cơ sở Quyết định kiểm tra của người có thẩm quyền.
Ngoài ra, Bộ Giáo dục và Đào tạo có yêu cầu công tác kiểm tra sẽ không bố trí quá 03 lần/năm, quá 01 lần/tháng đối với một đối tượng kiểm tra và bảo đảm nguyên tắc theo quy định.
Hạn chế các cuộc kiểm tra trong tháng 6, tháng 7 (trừ trường hợp cuộc kiểm tra về Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông và kiểm tra đột xuất) và tháng 12 hằng năm (trừ trường hợp kiểm tra đột xuất).
Đã có quy định về công tác kiểm tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo? (Hình từ Internet)
Hoạt động kiểm tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo được thực hiện trong vòng bao nhiêu ngày?
Tại Điều 6 Quy định về công tác kiểm tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Quyết định 1489/QĐ-BGDĐT năm 2023 có quy định hình thức, thời hạn kiểm tra như sau:
Hình thức, thời hạn kiểm tra
1. Hình thức kiểm tra
a) Kiểm tra theo kế hoạch đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
b) Kiểm tra đột xuất khi phát hiện cơ quan, tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực hoặc do Bộ trưởng hoặc cấp có thẩm quyền giao.
2. Thời hạn kiểm tra là khoảng thời gian đoàn kiểm tra làm việc trực tiếp với đối tượng kiểm tra. Tùy theo hình thức, nội dung, phạm vi kiểm tra và các điều kiện bảo đảm, người ra Quyết định kiểm tra xác định về thời hạn kiểm tra nhưng không quá 07 ngày làm việc. Trường hợp khác do người ra Quyết định kiểm tra quyết định.
Như vậy, hoạt động kiểm tra của Bộ Giáo dục và đào tạo được thực hiện không quá 07 ngày làm việc. Và tùy theo hình thức, nội dung, phạm vi kiểm tra và các điều kiện bảo đảm, người ra Quyết định kiểm tra xác định về thời gian đoàn kiểm tra làm việc trực tiếp với đối tượng kiểm tra.
Đối tượng nào thuộc trường hợp không được tham gia đoàn kiểm tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo?
Tại Điều 8 Quy định về công tác kiểm tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Quyết định 1489/QĐ-BGDĐT năm 2023 có quy định thành phần không được tham gia kiểm tra như sau:
Thành phần tham gia kiểm tra
1. Đoàn kiểm tra có Trưởng đoàn và các thành viên đoàn kiểm tra. Trường hợp cuộc kiểm tra có nội dung phức tạp, liên quan đến nội dung kiểm tra của nhiều đơn vị, phạm vi kiểm tra rộng, có thể bố trí Phó trưởng đoàn kiểm tra.
2. Thành viên đoàn kiểm tra là công chức, viên chức của các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo; đáp ứng điều kiện, tiêu chuẩn và phù hợp với yêu cầu, nội dung kiểm tra. Trường hợp cần thiết, Bộ Giáo dục và Đào tạo mời người tham gia đoàn kiểm tra là công chức, viên chức, giảng viên cơ hữu, người lao động của đơn vị khác.
3. Người thuộc một trong các trường hợp sau đây không được tham gia đoàn kiểm tra:
a) Có bố đẻ, mẹ đẻ, bố vợ hoặc bố chồng, mẹ vợ hoặc mẹ chồng, vợ hoặc chồng, con ruột, con rể hoặc con dâu, anh, chị, em ruột là đối tượng kiểm tra;
b) Người đang trong thời gian bị xem xét xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
c) Người không đủ các điều kiện khác để tham gia đoàn kiểm tra theo quy định của pháp luật.
Như vậy, đối tượng thuộc trường hợp không được tham gia kiểm tra bao gồm:
- Có bố đẻ, mẹ đẻ, bố vợ hoặc bố chồng, mẹ vợ hoặc mẹ chồng, vợ hoặc chồng, con ruột, con rể hoặc con dâu, anh, chị, em ruột là đối tượng kiểm tra;
- Người đang trong thời gian bị xem xét xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
- Người không đủ các điều kiện khác để tham gia đoàn kiểm tra theo quy định của pháp luật.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tháng 11 âm lịch 2024 có bao nhiêu ngày? Tháng 11 âm lịch 2024 bắt đầu ngày mấy dương?
- Trung ương Cục miền Nam được thành lập vào thời gian nào? Ai làm Bí thư đầu tiên?
- Kết cấu bài kiểm tra lý thuyết, mô phỏng phục hồi điểm giấy phép lái xe từ 01/01/2025?
- Trợ giúp viên pháp lý bị miễn nhiệm và thu hồi thẻ trợ giúp viên pháp lý khi nào?
- Hạn mức giao đất trồng cây hằng năm ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long là bao nhiêu?