Trong giao kết, nguyên tắc giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm là gì?

Cho tôi hỏi, nguyên tắc giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm là gì? Chị Lan (Bà Rịa - Vũng Tàu)

Trong giao kết hợp đồng, nguyên tắc giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm là gì?

Căn cứ Điều 16 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định về nguyên tắc giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm như sau:

Nguyên tắc giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm
Việc giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự và các nguyên tắc sau đây:
1. Nguyên tắc trung thực tuyệt đối: các bên tham gia hợp đồng bảo hiểm phải cung cấp thông tin, thực hiện các quyền và nghĩa vụ một cách trung thực nhất, trên cơ sở tin tưởng tuyệt đối lẫn nhau trong quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm;
2. Nguyên tắc quyền lợi có thể được bảo hiểm: bên mua bảo hiểm phải có quyền lợi có thể được bảo hiểm phù hợp với từng loại hợp đồng bảo hiểm theo quy định của Luật này;
3. Nguyên tắc bồi thường: số tiền bồi thường mà người được bảo hiểm nhận được không vượt quá thiệt hại thực tế trong sự kiện bảo hiểm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác trong hợp đồng bảo hiểm;
4. Nguyên tắc thế quyền: người được bảo hiểm có trách nhiệm chuyển giao cho doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài quyền yêu cầu người thứ ba có hành vi gây thiệt hại chịu trách nhiệm bồi hoàn trong phạm vi số tiền bồi thường bảo hiểm. Nguyên tắc này không áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ và hợp đồng bảo hiểm sức khỏe;
5. Nguyên tắc rủi ro ngẫu nhiên: rủi ro được bảo hiểm phải là những rủi ro bất ngờ, không lường trước được.

Như vậy, việc giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự và các nguyên tắc sau đây:

- Nguyên tắc trung thực tuyệt đối: các bên tham gia hợp đồng bảo hiểm phải cung cấp thông tin, thực hiện các quyền và nghĩa vụ một cách trung thực nhất, trên cơ sở tin tưởng tuyệt đối lẫn nhau trong quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm;

- Nguyên tắc quyền lợi có thể được bảo hiểm: bên mua bảo hiểm phải có quyền lợi có thể được bảo hiểm phù hợp với từng loại hợp đồng bảo hiểm theo quy định của Luật này;

- Nguyên tắc bồi thường: số tiền bồi thường mà người được bảo hiểm nhận được không vượt quá thiệt hại thực tế trong sự kiện bảo hiểm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác trong hợp đồng bảo hiểm;

- Nguyên tắc thế quyền: người được bảo hiểm có trách nhiệm chuyển giao cho doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài quyền yêu cầu người thứ ba có hành vi gây thiệt hại chịu trách nhiệm bồi hoàn trong phạm vi số tiền bồi thường bảo hiểm. Nguyên tắc này không áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ và hợp đồng bảo hiểm sức khỏe;

- Nguyên tắc rủi ro ngẫu nhiên: rủi ro được bảo hiểm phải là những rủi ro bất ngờ, không lường trước được.

Trong giao kết, nguyên tắc giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm là gì?

Trong giao kết, nguyên tắc giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm là gì? (Hình từ Internet)

Có các loại hợp đồng bảo hiểm nào?

Căn cứ quy định khoản 1 Điều 15 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định về hợp đồng bảo hiểm như sau:

Hợp đồng bảo hiểm
1. Các loại hợp đồng bảo hiểm bao gồm:
a) Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ;
b) Hợp đồng bảo hiểm sức khỏe;
c) Hợp đồng bảo hiểm tài sản;
d) Hợp đồng bảo hiểm thiệt hại;
đ) Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm.
Hợp đồng bảo hiểm quy định tại các điểm c, d và đ khoản này thuộc loại hình bảo hiểm phi nhân thọ.

Như vậy, có các loại hợp đồng bảo hiểm bao gồm:

- Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ;

- Hợp đồng bảo hiểm sức khỏe;

- Hợp đồng bảo hiểm tài sản;

- Hợp đồng bảo hiểm thiệt hại;

- Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm.

Hình thức và bằng chứng giao kết hợp đồng bảo hiểm là gì?

Căn cứ quy định Điều 18 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định về hình thức, bằng chứng giao kết hợp đồng bảo hiểm như sau:

Hình thức, bằng chứng giao kết hợp đồng bảo hiểm
Hợp đồng bảo hiểm phải được lập thành văn bản. Bằng chứng giao kết hợp đồng bảo hiểm là hợp đồng, giấy chứng nhận bảo hiểm, đơn bảo hiểm hoặc hình thức khác theo quy định của pháp luật.

Như vậy, hình thức là hợp đồng bảo hiểm phải được lập thành văn bản. Bằng chứng giao kết hợp bảo hiểm là hợp đồng, giấy chứng nhận bảo hiểm, đơn bảo hiểm hoặc hình thức khác theo quy định của pháp luật.

Trân trọng!

Hợp đồng bảo hiểm
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Hợp đồng bảo hiểm
Hỏi đáp pháp luật
Đặc điểm của hợp đồng bảo hiểm?
Hỏi đáp Pháp luật
Khi nào thì bên mua bảo hiểm được quyền yêu cầu kéo dài thời hạn bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm?
Hỏi đáp Pháp luật
Có mấy loại hợp đồng bảo hiểm? Nội dung, hình thức của hợp đồng bảo hiểm?
Hỏi đáp Pháp luật
Việc chuyển giao danh mục hợp đồng bảo hiểm cần chuẩn bị những giấy tờ gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Hợp đồng bảo hiểm tài sản trên giá trị được giao kết do lỗi vô ý của bên mua bảo hiểm thì thực hiện như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Người tham gia hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm gây thiệt hại thì người bị gây thiệt hại có quyền yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường không?
Hỏi đáp Pháp luật
Có được phép giao kết hợp đồng bảo hiểm xe ô tô trên giá trị thực tế của xe hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Người được bảo hiểm chết do bị thi hành án tử hình thì doanh nghiệp bảo hiểm có phải bồi thường, trả tiền bảo hiểm không?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường hợp nào Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm chi trả tối đa hợp đồng bảo hiểm?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đơn đề nghị chuyển giao danh mục hợp đồng bảo hiểm 2023?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Hợp đồng bảo hiểm
Đinh Khắc Vỹ
8,562 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào