Tổ chức cung cấp dịch vụ quảng cáo trên môi trường mạng cần phải được tăng cường quản lý thuế?
Tổ chức cung cấp dịch vụ quảng cáo trên môi trường mạng cần phải được tăng cường quản lý thuế?
Mới đây, trong Chỉ thị 18/CT-TTg năm 2023 Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng kế hoạch chi tiết về việc kết nối, chia sẻ dữ liệu để tăng cường công tác quản lý thuế đối với các tổ chức cung cấp dịch vụ viễn thông,
quảng cáo trên môi trường mạng, các sản phẩm, dịch vụ phần mềm, các sản phẩm, dịch vụ nội dung thông tin số và các sản phẩm, dịch vụ thông qua các nền tảng số trong nước và xuyên biên giới. Thời hạn hoàn thành chậm nhất trong quý III năm 2023.
Ngoài ra, Theo khoản 1 Điều 2 Luật Quảng cáo 2012, quảng cáo là việc sử dụng các phương tiện nhằm giới thiệu đến công chúng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có mục đích sinh lợi; sản phẩm, dịch vụ không có mục đích sinh lợi; tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ được giới thiệu, trừ tin thời sự; chính sách xã hội; thông tin cá nhân.
Quản lý thuế đối với việc thực hiện quảng cáo trên môi trường mạng? (Hình từ Internet)
Bên cạnh đó Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện một số nhiệm vụ sau:
- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành trong việc hoàn thiện việc sửa đổi chính sách, pháp luật về viễn thông; internet; quảng cáo trên môi trường mạng; quản lý cung cấp sản phẩm, dịch vụ số; sản phẩm, dịch vụ phần mềm và các sản phẩm, dịch vụ thông qua các nền tảng số trong nước và xuyên biên giới, nghiên cứu bổ sung chế tài xử lý đình chỉ, ngăn chặn, thu hồi giấy phép hoạt động ngành nghề,... mà Bộ Thông tin và Truyền thông trực tiếp quản lý khi có vi phạm pháp luật thuế.
- Phối hợp cung cấp thông tin, chia sẻ dữ liệu với Bộ Công Thương, Bộ Tài chính về quản lý internet đối với các website có hoạt động thương mại điện tử tại Việt Nam, hoàn thành chậm nhất trong năm 2025; chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Tài chính bảo đảm an toàn thông tin mạng trong thương mại điện tử và thực thi các biện pháp xử lý vi phạm đối với website thương mại điện tử theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính.
- Phối hợp với Bộ Tài chính trao đổi thông tin để phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra, đối chiếu thông tin đối với hoạt động TMĐT, kinh doanh dựa trên nền tảng số và các dịch vụ khác được thực hiện bởi nhà cung cấp ở nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam; xử lý vi phạm đối với các tổ chức cung cấp cung cấp dịch vụ viễn thông, quảng cáo trên môi trường mạng, các sản phẩm, dịch vụ phần mềm, các sản phẩm, dịch vụ nội dung thông tin số và các sản phẩm, dịch vụ thông qua các nền tảng số trong nước và xuyên biên giới vi phạm pháp luật thuế.
- Chỉ đạo, thúc đẩy các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số, dịch vụ viễn thông, dịch vụ đăng ký, duy trì tên miền ứng dụng giải pháp xác thực thông tin trên nền tảng Căn cước công dân để bảo đảm chính xác danh tính chủ thể đăng ký cấp chứng thư số, dịch vụ viễn thông, tên miền. Thời hạn hoàn thành chậm nhất trong năm 2023.
- Đánh giá khả năng đáp ứng, nhu cầu mở rộng của Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia (NDXP) để làm cơ sở nâng cấp, sẵn sàng phục vụ việc kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các bộ, ngành, địa phương, tổ chức, doanh nghiệp liên quan tới hoạt động TMĐT, bảo đảm thông suốt và bảo mật, an ninh, an toàn thông tin, an ninh mạng. Thời hạn hoàn thành chậm nhất trong năm 2023.
- Đôn đốc, phối hợp và hướng dẫn thực hiện việc bảo đảm an toàn thông tin mạng trong triển khai kết nối, chia sẻ dữ liệu để phục vụ phát triển TMĐT, chống thất thu thuế và bảo đảm an ninh tiền tệ.
Nội dung quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo trên môi trường mạng là gì?
Căn cứ quy định Điều 4 Luật Quảng cáo 2012 được sửa đổi bởi Điều 27 Luật Sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018 quy định về nội dung quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo như sau:
Nội dung quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo
1. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động quảng cáo.
2. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, kế hoạch, chính sách phát triển hoạt động quảng cáo, quy hoạch quảng cáo ngoài trời.
3. Phổ biến, giáo dục pháp luật về hoạt động quảng cáo.
4. Chỉ đạo hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ trong hoạt động quảng cáo.
5. Chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực cho hoạt động quảng cáo.
6. Tổ chức thực hiện công tác khen thưởng trong hoạt động quảng cáo.
7. Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực quảng cáo.
8. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong hoạt động quảng cáo.
Như vậy, nội dung quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo như sau:
- Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động quảng cáo.
- Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, kế hoạch, chính sách phát triển hoạt động quảng cáo, quy hoạch quảng cáo ngoài trời.
- Phổ biến, giáo dục pháp luật về hoạt động quảng cáo.
- Chỉ đạo hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ trong hoạt động quảng cáo.
- Chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực cho hoạt động quảng cáo.
- Tổ chức thực hiện công tác khen thưởng trong hoạt động quảng cáo.
- Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực quảng cáo.
- Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong hoạt động quảng cáo.
Các loại Sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ nào bị cấm quảng cáo?
Căn cứ quy định Điều 7 Luật Quảng cáo 2012 quy định về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo như sau:
Sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo
1. Hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật.
2. Thuốc lá.
3. Rượu có nồng độ cồn từ 15 độ trở lên.
4. Sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ dùng cho trẻ dưới 24 tháng tuổi, sản phẩm dinh dưỡng bổ sung dùng cho trẻ dưới 06 tháng tuổi; bình bú và vú ngậm nhân tạo.
5. Thuốc kê đơn; thuốc không kê đơn nhưng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền khuyến cáo hạn chế sử dụng hoặc sử dụng có sự giám sát của thầy thuốc.
6. Các loại sản phẩm, hàng hóa có tính chất kích dục.
7. Súng săn và đạn súng săn, vũ khí thể thao và các loại sản phẩm, hàng hóa có tính chất kích động bạo lực.
8. Các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo khác do Chính phủ quy định khi có phát sinh trên thực tế.
Như vây, sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo bao gồm:
- Hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật.
- Thuốc lá.
- Rượu có nồng độ cồn từ 15 độ trở lên.
- Sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ dùng cho trẻ dưới 24 tháng tuổi, sản phẩm dinh dưỡng bổ sung dùng cho trẻ dưới 06 tháng tuổi; bình bú và vú ngậm nhân tạo.
- Thuốc kê đơn; thuốc không kê đơn nhưng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền khuyến cáo hạn chế sử dụng hoặc sử dụng có sự giám sát của thầy thuốc.
- Các loại sản phẩm, hàng hóa có tính chất kích dục.
- Súng săn và đạn súng săn, vũ khí thể thao và các loại sản phẩm, hàng hóa có tính chất kích động bạo lực.
- Các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo khác do Chính phủ quy định khi có phát sinh trên thực tế.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?