Cách đánh giá xếp loại học sinh THCS năm học 2022-2023 đã có sự thống nhất đồng bộ chưa?

Cho tôi hỏi cách đánh giá xếp loại học sinh THCS hiện nay được quy định thế nào? Câu hỏi của chị Khanh - Hưng Yên

Cách đánh giá xếp loại học sinh THCS năm học 2022-2023 đã có sự thống nhất đồng bộ chưa?

Căn cứ theo Điều 21 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT quy định về hiệu lực thi hành của Thông tư như sau:

Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05 tháng 9 năm 2021 và thực hiện theo lộ trình sau:
- Từ năm học 2021-2022 đối với lớp 6.
- Từ năm học 2022-2023 đối với lớp 7 và lớp 10.
- Từ năm học 2023-2024 đối với lớp 8 và lớp 11.
- Từ năm học 2024-2025 đối với lớp 9 và lớp 12.
2. Thông tư này thay thế Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông và Thông tư số 26/2020/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 8 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, theo lộ trình quy định tại khoản 1 Điều này.

Như vậy, cách đánh giá xếp loại học sinh THCS năm học 2022-2023 chưa có sự đồng nhất, cụ thể trong năm học 2022-2023 thì cách đánh giá sẽ theo cách sau:

- Học sinh lớp 6, lớp 7 sẽ đánh giá xếp loại theo quy định tại Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT;

- Học sinh lớp 8, lớp 9 sẽ đánh giá theo quy định tại Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT.

Cách đánh giá xếp loại học sinh THCS mới nhất hiện nay được quy định như thế nào? Cách đánh giá xếp loại học sinh THCS năm học 2022-2023 đã có sự thống nhất đồng bộ chưa? (Hình từ Internet)

Cách đánh giá xếp loại học sinh lớp 6, lớp 7 như thế nào?

*Xếp loại học lực:

Căn cứ theo khoản 2 Điều 9 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT quy định về cách đánh giá kết quả học tập của học sinh như sau:

Đánh giá kết quả học tập của học sinh
...
2. Kết quả học tập trong từng học kì, cả năm học
Đối với môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số, ĐTBmhk được sử dụng để đánh giá kết quả học tập của học sinh trong từng học kì, ĐTBmcn được sử dụng để đánh giá kết quả học tập của học sinh trong cả năm học. Kết quả học tập của học sinh trong từng học kì và cả năm học được đánh giá theo 01 (một) trong 04 (bốn) mức: Tốt, Khá, Đạt, Chưa đạt.
a) Mức Tốt:
- Tất cả các môn học đánh giá bằng nhận xét được đánh giá mức Đạt.
- Tất cả các môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số có ĐTBmhk, ĐTBmcn từ 6,5 điểm trở lên, trong đó có ít nhất 06 môn học có ĐTBmhk, ĐTBmcn đạt từ 8,0 điểm trở lên.
b) Mức Khá:
- Tất cả các môn học đánh giá bằng nhận xét được đánh giá mức Đạt.
- Tất cả các môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số có ĐTBmhk, ĐTBmcn từ 5,0 điểm trở lên, trong đó có ít nhất 06 môn học có ĐTBmhk, ĐTBmcn đạt từ 6,5 điểm trở lên.
c) Mức Đạt:
- Có nhiều nhất 01 (một) môn học đánh giá bằng nhận xét được đánh giá mức Chưa đạt.
- Có ít nhất 06 (sáu) môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số có ĐTBmhk, ĐTBmcn từ 5,0 điểm trở lên; không có môn học nào có ĐTBmhk, ĐTBmcn dưới 3,5 điểm.
d) Mức Chưa đạt: Các trường hợp còn lại.
...

Như vậy, khi đánh giá xếp loại học lực của học sinh lớp 6, lớp 7 thì sẽ thực hiện dựa trên 4 tiêu chí:

- Mức Tốt:

+ Các môn học đánh giá bằng nhận xét đều ở mức Đạt;

+ Có ít nhất 06 môn khi đánh giá bằng điểm có ĐTBmhk, ĐTBmcn đạt từ 8,0 điểm trở lên, còn lại không có môn nào dưới 6,5 điểm.

- Mức Khá:

+ Các môn học đánh giá bằng nhận xét đều ở mức Đạt;

+ Có ít nhất 06 môn khi đánh giá bằng điểm có ĐTBmhk, ĐTBmcn đạt từ 6,5 điểm trở lên, còn lại không có môn nào dưới 5,0 điểm.

- Mức Đạt:

+ Chỉ được duy nhất một môn đánh giá bằng nhận xét ở mức Chưa đạt;

+ Có ít nhất 06 môn khi đánh giá bằng điểm có ĐTBmhk, ĐTBmcn đạt từ 5,0 điểm trở lên, còn lại không có môn nào dưới 3,5 điểm.

- Mức Chưa đạt: những trường hợp không thuộc trường hợp đã phân tích trên.

*Xếp loại rèn luyện:

Theo khoản 2 Điều 8 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT quy định về cách đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh như sau:

Đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh
...
2. Kết quả rèn luyện của học sinh trong từng học kì và cả năm học
Kết quả rèn luyện của học sinh trong từng học kì và cả năm học được đánh giá theo 01 (một) trong 04 (bốn) mức: Tốt, Khá, Đạt, Chưa đạt.
a) Kết quả rèn luyện của học sinh trong từng học kì
- Mức Tốt: Đáp ứng tốt yêu cầu cần đạt về phẩm chất được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông và có nhiều biểu hiện nổi bật.
- Mức Khá: Đáp ứng yêu cầu cần đạt về phẩm chất được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông và có biểu hiện nổi bật nhưng chưa đạt được mức Tốt.
- Mức Đạt: Đáp ứng yêu cầu cần đạt về phẩm chất được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông.
- Mức Chưa đạt: Chưa đáp ứng được yêu cầu cần đạt về phẩm chất được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông.
b) Kết quả rèn luyện của học sinh cả năm học
- Mức Tốt: học kì II được đánh giá mức Tốt, học kì I được đánh giá từ mức Khá trở lên.
- Mức Khá: học kì II được đánh giá mức Khá, học kì I được đánh giá từ mức Đạt trở lên; học kì II được đánh giá mức Đạt, học kì I được đánh giá mức Tốt; học kì II được đánh giá mức Tốt, học kì I được đánh giá mức Đạt hoặc Chưa đạt.
- Mức Đạt: học kì II được đánh giá mức Đạt, học kì I được đánh giá mức Khá, Đạt hoặc Chưa đạt; học kì II được đánh giá mức Khá, học kì I được đánh giá mức Chưa đạt.
- Mức Chưa đạt: Các trường hợp còn lại.

Như vậy, cách đánh giá xếp loại rèn luyện đối với học sinh lớp 6, lớp 7 cũng dựa trên 04 tiêu chí:

- Mức Tốt:

+ Học sinh khi đáp ứng tốt hết các yêu cần về phẩm chất được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông và có thêm nhiều biểu hiện nổi bật;

+ Kết quả rèn luyện cả năm: Học kỳ II Tốt + Học kỳ I từ mức Khá trở lên.

- Mức Khá:

+ Học sinh đáp ứng hết được các yêu cầu về phẩm chất trong Chương trình giáo dục phổ thông và có một số biểu hiện nổi bật;

+ Kết quả rèn luyện cả năm: Học kỳ II Khá + Học kỳ I từ mức Đạt trở lên.

- Mức Đạt:

+ Học sinh đáp ứng hết được các yêu cầu về phẩm chất trong Chương trình giáo dục phổ thông;

+ Kết quả rèn luyện cả năm: Học kỳ II từ mức Đạt + Học kỳ I từ mức Chưa đạt trở lên hoặc Học kỳ II ở mức Khá + Học kỳ I Chưa đạt

- Mức Chưa đạt: Các trường hợp còn lại.

Cách đánh giá xếp loại học sinh lớp 8, lớp 9 như thế nào?

*Xếp loại học lực:

Căn cứ tại Điều 13 Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT quy định về tiêu chuẩn xếp loại học kỳ và xếp loại cả năm học như sau:

- Loại giỏi:

+ Điểm trung bình các môn học từ 8,0 trở lên, trong đó điểm trung bình của 1 trong 2 môn Toán, Ngữ văn từ 8,0 trở lên; riêng đối với học sinh lớp chuyên của trường THPT chuyên phải thêm điều kiện điểm trung bình môn chuyên từ 8,0 trở lên;

+ Không có môn học nào điểm trung bình dưới 6,5;

+ Các môn học đánh giá bằng nhận xét đạt loại Đ.

- Loại khá:

+ Điểm trung bình các môn học từ 6,5 trở lên, trong đó điểm trung bình của 1 trong 2 môn Toán, Ngữ văn từ 6,5 trở lên; riêng đối với học sinh lớp chuyên của trường THPT chuyên phải thêm điều kiện điểm trung bình môn chuyên từ 6,5 trở lên;

+ Không có môn học nào điểm trung bình dưới 5,0;

+ Các môn học đánh giá bằng nhận xét đạt loại Đ.

- Loại trung bình:

+ Điểm trung bình các môn học từ 5,0 trở lên, trong đó điểm trung bình của 1 trong 2 môn Toán, Ngữ văn từ 5,0 trở lên; riêng đối với học sinh lớp chuyên của trường THPT chuyên phải thêm điều kiện điểm trung bình môn chuyên từ 5,0 trở lên;

+ Không có môn học nào điểm trung bình dưới 3,5;

+ Các môn học đánh giá bằng nhận xét đạt loại Đ.

- Loại yếu: Điểm trung bình các môn học từ 3,5 trở lên, không có môn học nào điểm trung bình dưới 2,0.

- Loại kém: Các trường hợp còn lại.

- Nếu ĐTBhk hoặc ĐTBcn đạt mức của từng loại quy định tại các Khoản 1, 2 điều này nhưng do kết quả của một môn học nào đó thấp hơn mức quy định cho loại đó nên học lực bị xếp thấp xuống thì được điều chỉnh như sau:

+ Nếu ĐTBhk hoặc ĐTBcn đạt mức loại G nhưng do kết quả của một môn học nào đó mà phải xuống loại Tb thì được điều chỉnh xếp loại K.

+ Nếu ĐTBhk hoặc ĐTBcn đạt mức loại G nhưng do kết quả của một môn học nào đó mà phải xuống loại Y thì được điều chỉnh xếp loại Tb.

+ Nếu ĐTBhk hoặc ĐTBcn đạt mức loại K nhưng do kết quả của một môn học nào đó mà phải xuống loại Y thì được điều chỉnh xếp loại Tb.

+ Nếu ĐTBhk hoặc ĐTBcn đạt mức loại K nhưng do kết quả của một môn học nào đó mà phải xuống loại Kém thì được điều chỉnh xếp loại Y.

*Xếp loại hạnh kiểm:

Căn cứ tại Điều 4 Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT quy định về tiêu chuẩn xếp loại hạnh kiểm gồm 04 tiêu chí như sau:

- Loại tốt:

+ Thực hiện nghiêm túc nội quy nhà trường; các quy định, đạo đức xã hội;

+ Có thái độ kính trọng và yêu thương với những người xung quanh;

+ Tích cực rèn luyện phẩm chất đạo đức;

+ Hoàn thành đầy đủ nhiệm vụ học tập, có ý thức tốt trong học tập và cuộc sống;

+ Rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường;

+ Tham gia đầy đủ các hoạt động giáo dục, các hoạt động do nhà trường tổ chức; tích cực tham gia các hoạt động của Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;

+ Có thái độ và hành vi đúng đắn trong việc rèn luyện đạo đức, lối sống theo nội dung môn Giáo dục công dân.

- Loại khá:

Thực hiện được những yêu cầu của loại Tốt nhưng chưa đạt đến mức độ của loại tốt; còn có thiếu sót nhưng kịp thời sửa chữa sau khi thầy giáo, cô giáo và các bạn góp ý.

- Loại trung bình:

Có một số khuyết điểm trong việc thực hiện các yêu cầu của loại Tốt nhưng mức độ chưa nghiêm trọng; sau khi được nhắc nhở, giáo dục đã tiếp thu, sửa chữa nhưng tiến bộ còn chậm.

- Loại yếu:

Chưa đạt tiêu chuẩn xếp loại trung bình hoặc có một trong các khuyết điểm sau đây:

+ Có sai phạm với tính chất nghiêm trọng hoặc lặp lại nhiều lần trong việc thực hiện các yêu cầu của loại Tốt, được giáo dục nhưng chưa sửa chữa;

+ Vô lễ, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể của giáo viên, nhân viên nhà trường; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của bạn hoặc của người khác;

+ Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi;

+ Đánh nhau, gây rối trật tự, trị an trong nhà trường hoặc ngoài xã hội; vi phạm an toàn giao thông; gây thiệt hại tài sản công, tài sản của người khác.

Trân trọng!

Xếp loại học sinh
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Xếp loại học sinh
Hỏi đáp pháp luật
Điểm môn tiếng anh bao nhiêu thì được xếp loại học sinh khá?
Hỏi đáp Pháp luật
Cách đánh giá xếp loại học sinh THCS năm học 2022-2023 đã có sự thống nhất đồng bộ chưa?
Hỏi đáp Pháp luật
Có xét được danh hiệu học sinh tiên tiến đối với học sinh lớp 8 khi học lực xếp loại giỏi nhưng hạnh kiểm xếp loại trung bình hay không?
Hỏi đáp pháp luật
Điều kiện để đạt Học sinh Tiên tiến?
Hỏi đáp pháp luật
Mục đích, căn cứ và nguyên tắc đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông
Hỏi đáp pháp luật
Trách nhiệm của giáo viên bộ môn đối với việc đánh giá xếp loại học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông
Hỏi đáp pháp luật
Trách nhiệm của Hiệu trưởng đối với việc đánh giá xếp loại học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông
Hỏi đáp pháp luật
Trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm đối với việc đánh giá xếp loại học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Xếp loại học sinh
Chu Tường Vy
480 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Xếp loại học sinh
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào