Có bao nhiêu cách đóng phí bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ?
Thế nào là phí bảo hiểm?
Theo quy định tại khoản 28 Điều 4 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 có quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
....
28. Phí bảo hiểm là khoản tiền mà bên mua bảo hiểm phải đóng cho doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô theo quy định của pháp luật hoặc do các bên thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
....
Có thể hiểu phí bảo hiểm là khoản tiền mà khách hàng (bên tham gia bảo hiểm) phải trả cho doanh nghiệp bảo hiểm khi hợp đồng bảo hiểm được giao kết. Đây được xem là nguồn thu của các doanh nghiệp bảo hiểm.
Khi sự kiện bảo hiểm xảy ra, doanh nghiệp bảo hiểm có nghĩa vụ trả tiền hoặc bồi thường tiền bảo hiểm cho khách hàng. Khoản tiền phí bảo hiểm được doanh nghiệp bảo hiểm sử dụng để duy trì thực hiện hợp đồng bảo hiểm. Mức đóng phí bao nhiêu tùy thuộc vào loại bảo hiểm, thời điểm ký kết, dịch vụ của doanh nghiệp bảo hiểm...
Theo quy định tại khoản 3 Điều 55 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định về an toàn như sau:
Các quy định về an toàn
.....
3. Trường hợp người được bảo hiểm không thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn cho đối tượng bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài có quyền ấn định một thời hạn để người được bảo hiểm thực hiện các biện pháp đó. Nếu hết thời hạn này mà các biện pháp bảo đảm an toàn vẫn không được thực hiện thì doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài có quyền tăng phí bảo hiểm hoặc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bảo hiểm.
Theo đó, phí bảo hiểm được xem là không cố định khi trường hợp khách hàng không thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn cho đối tượng bảo hiểm dù trước đó doanh nghiệp đã ấn định thời hạn để khách hàng thực hiện các biện pháp ấy thì doanh nghiệp bảo hiểm có quyền tăng phí bảo hiểm.
Có bao nhiêu cách đóng phí bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ? (Hình từ Internet).
Có bao nhiêu cách đóng phí bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ?
Theo quy định tại Điều 37 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 có quy định về đóng phí bảo hiểm nhân thọ cụ thể:
Đóng phí bảo hiểm nhân thọ
1. Bên mua bảo hiểm có thể đóng phí bảo hiểm một lần hoặc nhiều lần theo thời hạn, phương thức thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
2. Trường hợp phí bảo hiểm được đóng nhiều lần và bên mua bảo hiểm đã đóng một hoặc một số kỳ phí bảo hiểm nhưng không thể đóng được các khoản phí bảo hiểm tiếp theo thì thời gian gia hạn đóng phí là 60 ngày.
....
Ngoài ra, cũng tại khoản 4 Điều 37 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định việc không đóng phí bảo hiểm nhân thọ như sau:
Đóng phí bảo hiểm nhân thọ
...
4. Trường hợp bên mua bảo hiểm không đóng hoặc không đóng đủ phí bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm không được tự ý khấu trừ phí bảo hiểm từ giá trị hoàn lại của hợp đồng bảo hiểm khi chưa có sự đồng ý của bên mua bảo hiểm và không được khởi kiện đòi bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm. Quy định này không áp dụng đối với bảo hiểm
nhóm
Như vậy, đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, có 2 cách đóng phí bảo hiểm. Đóng một lần và đóng nhiều lần tùy vào thỏa thuận của các bên.
Khách hàng được gia hạn thời gian đóng phí là 60 ngày với điều kiện hợp đồng bảo hiểm thỏa thuận được đóng nhiều lần và khách hàng đã từng đóng phát sinh ít nhất 1 kỳ bảo hiểm nhưng không thể đóng các khoản phí bảo hiểm tiếp theo.
Khi nào bên mua bảo hiểm nhân thọ không được doanh nghiệp trả tiền bảo hiểm?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 40 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định các trường hợp không phải bồi thường, trả tiền bảo hiểm như sau:
Các trường hợp không phải bồi thường, trả tiền bảo hiểm
1. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài không phải bồi thường, trả tiền bảo hiểm trong trường hợp sau đây:
a) Người được bảo hiểm chết do tự tử trong thời hạn 02 năm kể từ ngày nộp khoản phí bảo hiểm đầu tiên hoặc kể từ ngày hợp đồng bảo hiểm khôi phục hiệu lực;
b) Người được bảo hiểm chết do lỗi cố ý của bên mua bảo hiểm hoặc lỗi cố ý của người thụ hưởng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này;
c) Người được bảo hiểm bị thương tật vĩnh viễn do lỗi cố ý của chính bản thân người được bảo hiểm hoặc bên mua bảo hiểm hoặc người thụ hưởng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này;
d) Người được bảo hiểm chết do bị thi hành án tử hình;
đ) Trường hợp khác theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
....
Dựa theo căn cứ trên, bên mua bảo hiểm nhân thọ không được doanh nghiệp trả tiền bảo hiểm khi:
- Người được bảo hiểm chết do tự tử trong thời hạn 02 năm kể từ ngày nộp khoản phí bảo hiểm đầu tiên hoặc kể từ ngày hợp đồng bảo hiểm khôi phục hiệu lực.
- Người được bảo hiểm chết do lỗi cố ý của bên mua bảo hiểm hoặc lỗi cố ý của người thụ hưởng, trừ trường hợp có nhiều người thụ hưởng và 1 trong số người thụ hưởng cố ý gây ra cái chết hay thương tật vĩnh viễn cho người được bảo hiểm.
- Người được bảo hiểm bị thương tật vĩnh viễn do lỗi cố ý của chính bản thân người được bảo hiểm hoặc bên mua bảo hiểm hoặc người thụ hưởng, trừ trường hợp có nhiều người thụ hưởng và 1 trong số người thụ hưởng cố ý gây ra cái chết hay thương tật vĩnh viễn cho người được bảo hiểm.
- Người được bảo hiểm chết do bị thi hành án tử hình.
- Trường hợp khác theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Hợp đồng bảo hiểm có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Danh mục các đường bay nội địa theo nhóm cự ly bay từ 1000 km đến dưới 1280 km năm 2025?
- Tải toàn bộ Mẫu báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu theo Thông tư 23/2024/TT-BKHĐT?