Mức thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản năm 2023 quy định như nhế nào?
- Mức thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản năm 2023 quy định như nhế nào?
- Cách tính phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản phải nộp trong kỳ nộp phí năm 2023 quy định như nhế nào?
- Việc kê khai, nộp, quản lý và sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản năm 2023 quy định như thế nào?
Mức thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản năm 2023 quy định như nhế nào?
Căn cứ tại Điều 6 Nghị định 27/2023/NĐ-CP quy định phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản có ban hành về mức thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản như sau:
Mức thu phí
1. Mức thu phí bảo vệ môi trường đối với dầu thô: 100.000 đồng/tấn; đối với khí thiên nhiên, khí than: 50 đồng/m3. Riêng khí thiên nhiên thu được trong quá trình khai thác dầu thô (khí đồng hành): 35 đồng/m3.
2. Mức thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản (bao gồm cả trường hợp hoạt động sản xuất, kinh doanh của tổ chức, cá nhân không nhằm mục đích khai thác khoáng sản nhưng thu được khoáng sản) theo Biểu khung mức thu phí ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Mức thu phí bảo vệ môi trường đối với hoạt động khai thác tận thu khoáng sản theo quy định của pháp luật khoáng sản bằng 60% mức thu phí của loại khoáng sản tương ứng quy định tại Biểu khung mức thu phí ban hành kèm theo Nghị định này.
4. Căn cứ nguyên tắc xác định mức thu phí quy định tại Luật Phí và lệ phí, Biểu khung mức thu phí ban hành kèm theo Nghị định này và tham khảo mức thu phí của các địa phương có khai thác khoáng sản tương tự thuộc đối tượng chịu phí, Hội đồng nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Hội đồng nhân dân cấp tỉnh) quyết định cụ thể mức thu, đơn vị tính phí bảo vệ môi trường đối với từng loại khoáng sản áp dụng tại địa phương phù hợp với tình hình thực tế trong từng thời kỳ.
Như vậy, mức thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản có sự khác nhau nếu người khai thác khoáng sản khác nhau, bao gồm:
- Dầu thô: 100.000 đồng/tấn.
- Khí thiên nhiên, khí than: 50 đồng/m3.
- Khí thiên nhiên thu được trong quá trình khai thác dầu thô (khí đồng hành): 35 đồng/m3.
Mức thu phí bảo vệ môi trường đối với hoạt động khai thác tận thu khoáng sản bằng 60% mức thu phí của loại khoáng sản tương ứng quy định tại biểu khung mức thu phí của Nghị định 27/2023/NĐ-CP.
Tải về Phụ lục biểu khung mức thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản kèm theo Nghị định 27/2023/NĐ-CP:
Mức thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản năm 2023 quy định như nhế nào? (Hình từ Internet)
Cách tính phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản phải nộp trong kỳ nộp phí năm 2023 quy định như nhế nào?
Theo khản 1 Điều 7 Nghị định 27/2023/NĐ-CP quy định về phương pháp tính phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản bằng công thức cụ thể như sau:
F = [(Q1 x f1) + (Q2 x f2)] x K.
Trong đó:
- F là số phí bảo vệ môi trường phải nộp trong kỳ (tháng).
- Q1 là khối lượng đất đá bóc, đất đá thải trong kỳ nộp phí (m3).
- Khối lượng đất đá bóc, đất đá thải trong kỳ nộp phí (Q1) được xác định theo quy định tại khoản 2 Điều 41 và khoản 4 Điều 42 Nghị định 158/2016/NĐ-CP.
- f1 là mức thu phí đối với số lượng đất đá bóc, đất đá thải: 200 đồng/m3.
- Q2 là tổng khối lượng khoáng sản nguyên khai khai thác thực tế trong kỳ nộp phí (tấn hoặc m3).
- Tổng khối lượng khoáng sản nguyên khai khai thác thực tế trong kỳ nộp phí (Q2) được xác định theo quy định tại Điều 42 Nghị định 158/2016/NĐ -CP.
- f2 là mức thu phí tương ứng của từng loại khoáng sản khai thác (đồng/tấn hoặc đồng/m3).
- K là hệ số tính phí theo phương pháp khai thác:
- Trong đó:
+ Khai thác lộ thiên (bao gồm cả khai thác bằng sức nước như khai thác titan, cát, sỏi lòng sông, suối, lòng hồ thủy điện, thủy lợi, cửa biển): K = 1,1.
+ Khai thác hầm lò và các hình thức khai thác khác (khai thác dầu thô, khí thiên nhiên, nước khoáng thiên nhiên và các trường hợp còn lại): K = 1.
Việc kê khai, nộp, quản lý và sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản năm 2023 quy định như thế nào?
Tại Điều 8 Nghị định 27/2023/NĐ-CP có quy định cụ thể về việc kê khai, nộp, quản lý và sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản như sau:
Kê khai, nộp, quản lý và sử dụng phí
1. Kê khai, nộp phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
2. Phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản (không kể dầu thô, khí thiên nhiên, khí than) là khoản thu ngân sách địa phương hưởng 100%, được quản lý và sử dụng theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
3. Phí bảo vệ môi trường đối với dầu thô, khí thiên nhiên, khí than là khoản thu ngân sách trung ương hưởng 100%, được quản lý và sử dụng theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
Như vậy, việc kê khai, nộp, quản lý và sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản sẽ được chấp hành theo pháp luật về quản lý thuế
Khoản thu ngân sách địa phương hưởng 100% về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản (trường dầu thô, khí thiên nhiên, khí than).
Trường hợp khoản thu ngân sách trung ương hưởng 100% về phí bảo vệ môi trường bao gồm cả khai thác dầu thô, khí thiên nhiên, khí than.
Đều được quản lý và sử dụng theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
Lưu ý: Nghị định 27/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15 tháng 7 năm 2023.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tăng cường công tác quản lý, tổ chức các hoạt động văn hóa và lễ hội mừng Xuân Ất Tỵ 2025?
- Nhiệm kỳ của Giám đốc theo tổ chức quản trị rút gọn tại Hợp tác xã là bao lâu?
- Tra cứu kết quả thi HSG quốc gia 2024-2025 ở đâu?
- Bán pháo hoa Bộ Quốc phòng có bị phạt không?
- Kịch bản chương trình họp phụ huynh cuối học kì 1 các cấp năm 2024 - 2025?