Đất không có sổ đỏ được chia thừa kế không? Đất không có sổ đỏ chia thừa kế như thế nào?
Đất không có sổ đỏ có được chia thừa kế không?
Căn cứ khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai 2013 quy định về điều kiện thừa kế quyền sử dụng đất như sau:
Điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất
1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:
a) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;
b) Đất không có tranh chấp;
c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
d) Trong thời hạn sử dụng đất.
Chỉ trong trường hợp người lập di chúc bằng văn bản có công chứng hoặc di chúc bằng văn bản có chứng thực mới bắt buộc phải có Sổ đỏ.
Theo khoản 4 Điều 630 Luật Dân sự 2015 quy định về di chúc hợp pháp:
Di chúc hợp pháp
...
4. Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này.
Theo đó, đối với di chúc được lập bằng văn bản mà không có công chứng, chứng thực thì chỉ được coi là hợp pháp nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
- Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;
- Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.
Vì thế có thể hiểu rằng người đang sử dụng đất không có sổ đỏ vẫn được lập di chúc bằng văn bản không có người làm chứng hoặc di chúc bằng văn bản có người làm chứng nhằm để lại thừa kế quyền sử dụng đất theo ý chí của mình.
Việc đất không có sổ đỏ vẫn được chia thừa kế, bởi lẽ nếu chỉ vì không có sổ đỏ mà không được chia thừa kế thì khi đó quyền sử dụng đất sẽ “vô chủ” hoặc thuộc về Nhà nước.
Đất không có sổ đỏ được chia thừa kế không? Đất không có sổ đỏ chia thừa kế như thế nào? (Hình từ Internet)
Chia thừa kế đất không có sổ đỏ như thế nào?
Theo pháp luật dân sự Việt Nam quy định có hai loại thừa kế: thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật.
- Chia thừa kế theo di chúc như sau:
Căn cứ theo Điều 624 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về Di chúc như sau: Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.
Đồng thời tại Điều 626 Bộ luật Dân sự 2015, người lập di chúc có quyền sau đây:
- Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế.
- Phân định phần di sản cho từng người thừa kế.
- Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng.
- Giao nghĩa vụ cho người thừa kế.
- Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản.
Như vậy, nếu di chúc hợp pháp, việc chia thừa kế là quyền sử dụng đất không có sổ đỏ sẽ được phụ thuộc vào nội dung di chúc.
Tuy nhiên, khi có người hưởng di sản không phụ thuộc vào nội dung của di chúc theo quy định khoản 1 Điều 644 Bộ luật Dân sự 2015 thì di sản sẽ được chia lại để đảm bảo quyền lợi của người thừa kế không phụ thuộc nội dung di chúc.
- Chia thừa kế không có di chúc như sau:
Khoản 2 Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 quy định những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
Theo Khoản 1 Điều 651 Bộ Luật dân sự 2015, hàng thừa kế được quy định cụ thể như sau:
- Hàng thừa kế thứ nhất gồm: Vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.
- Hàng thừa kế thứ hai gồm: Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại.
- Hàng thừa kế thứ ba gồm: Cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Những trường hợp nào không được cấp sổ đỏ?
Theo Điều 19 Nghị định 43/2014/NĐ-CP những trường hợp không được cấp Sổ đỏ, gồm:
- Người đang quản lý, sử dụng đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn.
- Người thuê, thuê lại đất của người sử dụng đất, trừ trường hợp thuê, thuê lại đất của nhà đầu tư xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.
- Người nhận khoán đất trong các nông trường, lâm trường, doanh nghiệp nông, lâm nghiệp, ban quản lý rừng phòng hộ, ban quản lý rừng đặc dụng.
- Người đang sử dụng đất không đủ điều kiện cấp Sổ đỏ.
- Người sử dụng đất có đủ điều kiện cấp Sổ đỏ nhưng đã có thông báo hoặc quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Tổ chức, UBND cấp xã được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất để sử dụng vào mục đích xây dựng công trình công cộng gồm đường giao thông, công trình dẫn nước, dẫn xăng, dầu, khí; đường dây truyền tải điện, truyền dẫn thông tin; khu vui chơi giải trí ngoài trời; nghĩa trang, nghĩa địa không nhằm mục đích kinh doanh.
- Tổ chức, cộng đồng dân cư được Nhà nước giao đất để quản lý (Theo Điều 8 Luật Đất đai 2013).
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nghị quyết 18 về tinh gọn bộ máy: Nghiên cứu hợp nhất văn phòng HĐND, văn phòng đoàn đại biểu Quốc hội và văn phòng UBND cấp tỉnh thành một?
- Từ 2025, ngân hàng không được gửi tin nhắn, email chứa đường link tới khách hàng?
- Lịch Dương Tháng 12 2024 chi tiết, chính xác nhất? Tháng 12 năm 2024 có bao nhiêu ngày theo lịch Dương?
- Ngày Nhân quyền thế giới là ngày mấy? Ngày Nhân quyền thế giới 2024 là thứ mấy?
- Khi đi đến nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện giao thông cần đi như thế nào để bảo đảm đúng quy tắc giao thông?