Người bệnh có quyền yêu cầu bác sĩ cung cấp chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh hay không?
Chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh là gì?
Căn cứ tại khoản 4 Điều 2 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009 giải thích về một số từ ngữ như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
4. Chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho người có đủ điều kiện hành nghề theo quy định của Luật này (sau đây gọi chung là chứng chỉ hành nghề).
...
Như vậy, chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh (chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh) là một văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho người có đủ điều kiện hành nghề khám chữa bệnh mà trên đó thể hiện được rõ trình độ chuyên môn cũng như kỹ năng hành nghề của người được cấp chứng chỉ.
Người bệnh có quyền yêu cầu bác sĩ cung cấp chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh hay không? (Hình từ Internet)
Người khám chữa bệnh có những quyền lợi nào?
Căn cứ tại Mục 1 Chương II Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009 quy định về quyền của người bệnh gồm các quyền cụ thể là:
Theo Điều 7 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009 quy định như sau:
Quyền được khám bệnh, chữa bệnh có chất lượng phù hợp với điều kiện thực tế
1. Được tư vấn, giải thích về tình trạng sức khỏe, phương pháp điều trị và dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh phù hợp với bệnh.
2. Được điều trị bằng phương pháp an toàn, hợp lý và có hiệu quả theo các quy định chuyên môn kỹ thuật.
Theo Điều 8 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009 quy định như sau:
Quyền được tôn trọng bí mật riêng tư
1. Được giữ bí mật thông tin về tình trạng sức khỏe và đời tư được ghi trong hồ sơ bệnh án.
2. Thông tin quy định tại khoản 1 Điều này chỉ được phép công bố khi người bệnh đồng ý hoặc để chia sẻ thông tin, kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng chẩn đoán, chăm sóc, điều trị người bệnh giữa những người hành nghề trong nhóm trực tiếp điều trị cho người bệnh hoặc trong trường hợp khác được pháp luật quy định.
Điều 9 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009 quy định như sau:
Quyền được tôn trọng danh dự, bảo vệ sức khỏe trong khám bệnh, chữa bệnh
1. Không bị kỳ thị, phân biệt đối xử hoặc bị ép buộc khám bệnh, chữa bệnh, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 66 của Luật này.
2. Được tôn trọng về tuổi tác, giới tính, dân tộc, tín ngưỡng.
2. Không bị phân biệt giàu nghèo, địa vị xã hội.
Theo Điều 10 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009 quy định như sau:
Quyền được lựa chọn trong khám bệnh, chữa bệnh
1. Được cung cấp thông tin, giải thích, tư vấn đầy đủ về tình trạng bệnh, kết quả, rủi ro có thể xảy ra để lựa chọn phương pháp chẩn đoán và điều trị.
2. Chấp nhận hoặc từ chối tham gia nghiên cứu y sinh học về khám bệnh, chữa bệnh.
3. Được lựa chọn người đại diện để thực hiện và bảo vệ quyền, nghĩa vụ của mình trong khám bệnh, chữa bệnh.
Theo Điều 11 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009 quy định như sau:
Quyền được cung cấp thông tin về hồ sơ bệnh án và chi phí khám bệnh, chữa bệnh
1. Được cung cấp thông tin tóm tắt về hồ sơ bệnh án nếu có yêu cầu bằng văn bản, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Được cung cấp thông tin về giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, giải thích chi tiết về các khoản chi trong hóa đơn thanh toán dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh.
Theo Điều 12 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009 quy định như sau:
Quyền được từ chối chữa bệnh và ra khỏi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
1. Được từ chối xét nghiệm, sử dụng thuốc, áp dụng thủ thuật hoặc phương pháp điều trị nhưng phải cam kết tự chịu trách nhiệm bằng văn bản về việc từ chối của mình, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 66 của Luật này.
2. Được ra khỏi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khi chưa kết thúc điều trị nhưng phải cam kết tự chịu trách nhiệm bằng văn bản về việc ra khỏi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trái với chỉ định của người hành nghề, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 66 của Luật này.
Theo Điều 13 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009 quy định như sau:
Quyền của người bệnh bị mất năng lực hành vi dân sự, không có năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc người chưa thành niên từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi
1. Trường hợp người bệnh bị mất năng lực hành vi dân sự, không có năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc người chưa thành niên từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi thì người đại diện hợp pháp của người bệnh quyết định việc khám bệnh, chữa bệnh.
2. Trường hợp cấp cứu, để bảo vệ tính mạng, sức khỏe của người bệnh, nếu không có mặt người đại diện hợp pháp của người bệnh thì người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quyết định việc khám bệnh, chữa bệnh.
Như vậy, người bệnh có các quyền là:
- Quyền được khám bệnh, chữa bệnh có chất lượng phù hợp với điều kiện thực tế;
- Quyền được tôn trọng bí mật riêng tư;
- Quyền được tôn trọng danh dự, bảo vệ sức khỏe trong khám bệnh, chữa bệnh;
- Quyền được lựa chọn trong khám bệnh, chữa bệnh;
- Quyền được cung cấp thông tin về hồ sơ bệnh án và chi phí khám bệnh, chữa bệnh;
- Quyền được từ chối chữa bệnh và ra khỏi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
- Quyền của người bệnh bị mất năng lực hành vi dân sự, không có năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc người chưa thành niên từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi.
Người hành nghề khám chữa bệnh có những nghĩa vụ gì đối với người bệnh?
Căn cứ tại Điều 36 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009 quy định về nghĩa vụ của người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh đối với người bệnh như sau:
Nghĩa vụ đối với người bệnh
1. Kịp thời sơ cứu, cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh cho người bệnh, trừ trường hợp quy định tại Điều 32 của Luật này.
2. Tôn trọng các quyền của người bệnh, có thái độ ân cần, hòa nhã với người bệnh.
3. Tư vấn, cung cấp thông tin theo quy định tại khoản 1 Điều 7 và khoản 1 Điều 11 của Luật này.
4. Đối xử bình đẳng với người bệnh, không để lợi ích cá nhân hay sự phân biệt đối xử ảnh hưởng đến quyết định chuyên môn của mình.
5. Chỉ được yêu cầu người bệnh thanh toán các chi phí khám bệnh, chữa bệnh đã niêm yết công khai theo quy định của pháp luật.
Như vậy, các nghĩa vụ của người hành nghề khám chữa bệnh phải thực hiện với bệnh nhân là:
- Kịp thời sơ cứu, cấp cứu;
- Có thái độ hòa nhã, ân cần, tôn trọng với người bệnh;
- Tư vấn và cung cấp thông tin cần thiết đến người bệnh;
- Đối xử bình đẳng giữa các người bệnh khác nhau;
- Chỉ được yêu cầu người bệnh thanh toán các chi phí khám, chữa bệnh đã niêm yết công khai theo luật định.
Tóm lại, trong các quyền của người bệnh thì không có quy định người bệnh có quyền được yêu cầu xem chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh của bác sĩ. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng không có nghĩa vụ phải cung cấp chứng chỉ hành nghề của mình.
Lưu ý: Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009 có hiệu lực đến ngày 31/12/2023
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?