Nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng là gì? Vi phạm nguyên tắc chế độ hôn nhân một vợ một chồng có bị xử lý hình sự không?

Cho hỏi: Nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng là gì? Vi phạm nguyên tắc chế độ hôn nhân một vợ một chồng có bị xử lý hình sự không? Câu hỏi của Chị Duyên (Lạng Sơn)

Nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng là gì?

Căn cứ theo Điều 2 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình như sau:

Những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình
1. Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng.
2. Hôn nhân giữa công dân Việt Nam thuộc các dân tộc, tôn giáo, giữa người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, giữa người có tín ngưỡng với người không có tín ngưỡng, giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.
3. Xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc; các thành viên gia đình có nghĩa vụ tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; không phân biệt đối xử giữa các con.
4. Nhà nước, xã hội và gia đình có trách nhiệm bảo vệ, hỗ trợ trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật thực hiện các quyền về hôn nhân và gia đình; giúp đỡ các bà mẹ thực hiện tốt chức năng cao quý của người mẹ; thực hiện kế hoạch hóa gia đình.
5. Kế thừa, phát huy truyền thống văn hóa, đạo đức tốt đẹp của dân tộc Việt Nam về hôn nhân và gia đình.

Như vậy, nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng là một trong những nguyên tắc cơ bản hàng đầu của chế độ hôn nhân và gia đình.

Theo đó, có thể hiểu rằng nguyên tắc này quy định cá nhân đã kết hôn chỉ được có một vợ hoặc một chồng; và trong thời kì hôn nhân không được kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác.

Nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng là gì? Vi phạm nguyên tắc chế độ hôn nhân một vợ một chồng có bị xử lý hình sự không?

Nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng là gì? Vi phạm nguyên tắc chế độ hôn nhân một vợ một chồng có bị xử lý hình sự không? (Hình từ Internet)

Vi phạm nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng trong Luật Hôn nhân gia đình xử lý như thế nào?

Theo điểm c khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về bảo vệ chế độ hôn nha và gia đình như sau:

Bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình
1. Quan hệ hôn nhân và gia đình được xác lập, thực hiện theo quy định của Luật này được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.
2. Cấm các hành vi sau đây:
a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;
b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
...

Như vậy, việc vi phạm nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng thuộc trường hợp cấm trong Luật Hôn nhân và gia đình 2014, cá nhân nào có hành vi này sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật.

Dẫn chiếu đến khoản 1 Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã ban hành về chế tài hành vi vi phạm quy định về kết hôn, ly hôn và vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng như sau:

Hành vi vi phạm quy định về kết hôn, ly hôn và vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;
b) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác;
c) Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;
d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
đ) Cản trở kết hôn, yêu sách của cải trong kết hôn hoặc cản trở ly hôn.
...

Như vậy, việc vi phạm nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng sẽ bị xử phạt hành chính lên tới 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác;

Độc thân mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ.

Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác.

Độc thân mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ.

Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.

Vi phạm nguyên tắc chế độ hôn nhân một vợ một chồng có bị xử lý hình sự không?

Theo Điều 182 Bộ luật Hình sự 2015 quy định tội vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng như sau:

Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng
1. Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:
a) Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn;
b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát;
b) Đã có quyết định của Tòa án hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó.

Vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng theo cách gọi phổ biến hiện nay chính là hành vi ngoại tình. Không chỉ người đã kết hôn ngoại tình mới bị xử phạt hành chính hoặc chịu trách nhiệm hình sự mà ngay cả người chưa kết hôn nhưng ngoại tình với người đã có vợ, có chồng cũng sẽ xị xử phạt tương tự.

Như vậy, vi phạm nguyên tắc chế độ hôn nhân một vợ một chồng sẽ bị xử lý hình sự nhẹ thì bị cảnh cáo, trong trường hợp có nhiều tình tiết tăng nặng thì có thể bị phạt tù lên đến 03 năm tù giam.

Trân trọng!

Quan hệ hôn nhân
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Quan hệ hôn nhân
Hỏi đáp Pháp luật
Tội ngoại tình trong Luật hôn nhân gia đình được quy định như thế nào? Ngoại tình với người đã có gia đình sẽ bị xử lý như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Bình đẳng giữa vợ và chồng được hiểu là vợ chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau đúng không?
Hỏi đáp Pháp luật
Hành vi ngoại tình đến mức nào thì bị đi tù?
Hỏi đáp Pháp luật
Giao kết hợp đồng hôn nhân trái pháp luật sẽ bị xử phạt như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Thủ tục cập nhật từ chứng minh nhân dân sang căn cước công dân vào tài sản riêng trước thời kỳ hôn nhân là sổ đỏ được thực hiện như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Xé giấy đăng ký kết hôn thì có chấm dứt quan hệ hôn nhân không?
Hỏi đáp Pháp luật
Bố mẹ đăng ký kết hôn lại sau khi ly hôn thì có tài sản chung không?
Hỏi đáp Pháp luật
Con ngoài giá thú có quyền lợi gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Khi bố mẹ ly hôn, con được sang thăm bố khi mẹ là người trực tiếp nuôi dưỡng không?
Hỏi đáp Pháp luật
Khi nào việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân được coi là không có hiệu lực?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Quan hệ hôn nhân
Nguyễn Trần Cao Kỵ
6,993 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Quan hệ hôn nhân
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào