Nuôi trồng thủy sản tự phát tại sông thì có được cấp giấy xác nhận đăng ký nuôi trồng thủy sản lồng bè không?
Nuôi trồng thủy sản tự phát tại sông thì có được cấp giấy xác nhận đăng ký nuôi trồng thủy sản lồng bè không?
Tại Điều 36 Nghị định 26/2019/NĐ-CP có quy định đăng ký nuôi trồng thủy sản lồng bè, đối tượng thủy sản nuôi chủ lực như sau:
Đăng ký nuôi trồng thủy sản lồng bè, đối tượng thủy sản nuôi chủ lực
1. Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh là cơ quan tiếp nhận, thẩm định và cấp giấy xác nhận đăng ký nuôi trồng thủy sản lồng bè, đối tượng thủy sản nuôi chủ lực.
2. Hồ sơ đăng ký bao gồm:
a) Đơn đăng ký theo Mẫu số 26.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi được giao, cho thuê đất để nuôi trồng thủy sản hoặc giấy phép hoạt động nuôi trồng thủy sản trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, thủy điện hoặc quyết định giao khu vực biển hoặc hợp đồng thuê quyền sử dụng đất, khu vực biển để nuôi trồng thủy sản;
c) Sơ đồ mặt bằng vị trí ao/lồng nuôi có xác nhận của chủ cơ sở.
3. Hồ sơ đăng ký lại bao gồm:
a) Đơn đăng ký lại theo Mẫu số 27.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản chính giấy xác nhận đăng ký đã được cấp (trừ trường hợp bị mất);
c) Trường hợp có sự thay đổi chủ cơ sở nuôi phải có giấy tờ chứng minh; thay đổi diện tích ao nuôi, mục đích sử dụng phải có sơ đồ mặt bằng vị trí ao/lồng nuôi có xác nhận của chủ cơ sở.
...
Như vậy, nuôi trồng thủy sản tự phát tại sông thì nếu đáp ứng đủ điều kiện và có đủ hồ sơ thì được cấp giấy xác nhận đăng ký nuôi trồng thủy sản lồng bè.
Giấy đăng ký nuôi trồng thủy sản lồng bè chỉ được cấp khi có đầy đủ hồ sơ bao gồm các giấy tờ như:
- Giấy chứng nhận đăng ký nuôi trồng thủy sản lồng bè khi có quyết định giao, cho thuê đất để nuôi trồng thủy sản; hoặc
- Giấy phép hoạt động nuôi trồng thủy sản trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, thủy điện hoặc
- Quyết định giao khu vực biển hoặc hợp đồng thuê quyền sử dụng đất, khu vực biển để nuôi trồng thủy sản.
Nuôi trồng thủy sản tự phát tại sông thì có được cấp giấy xác nhận đăng ký nuôi trồng thủy sản lồng bè không? (Hình từ Internet)
Trình tự, thủ tục đăng ký lại nuôi trồng thủy sản lồng bè bao gồm các bước gì?
Tại Điều 36 Nghị định 26/2019/NĐ-CP có quy định trình tự, thủ tục đăng ký lại nuôi trồng thủy sản lồng bè bao gồm các bước như sau:
Bước 1: Chủ cơ sở nuôi trồng thủy sản gửi hồ sơ đến cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh, hồ sơ bao gồm:
- Đơn đăng ký lại nuôi trồng thủy sản lồng bè;
Xem chi tiết Mẫu số 27.NT tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 26/2019/NĐ-CP. Tải mẫu về tại đây tại đây.
- Bản chính giấy xác nhận đăng ký đã được cấp (trừ trường hợp bị mất);
- Trường hợp có sự thay đổi chủ cơ sở nuôi phải có giấy tờ chứng minh; thay đổi diện tích ao nuôi, mục đích sử dụng phải có sơ đồ mặt bằng vị trí ao/lồng nuôi có xác nhận của chủ cơ sở.
Bước 2: Cơ quan quản lý thủy sản cấp tỉnh xem xét, cấp Giấy xác nhận đăng ký lại nuôi trồng thủy sản lồng bè trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
Xem chi tiết mẫu Giấy xác nhận theo Mẫu số 28.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 26/2019/NĐ-CP. Tải mẫu Giấy xác nhận tại đây tại đây.
Lưu ý: Trường hợp đăng ký lại nuôi trồng thủy sản lồng bè được thực hiện khi thuộc một trong các trường hợp sau:
+ Giấy xác nhận đăng ký bị mất;
+ Bị rách;
+ Thay đổi chủ cơ sở nuôi;
+ Thay đổi diện tích ao nuôi;
+ Thay đổi đối tượng nuôi;
+ Thay đổi mục đích sử dụng.
Cơ sở nuôi trồng thủy sản bằng lồng bè phải đáp ứng điều kiện cơ sở vật chất như thế nào?
Tại khoản 2 Điều 34 Nghị định 26/2019/NĐ-CP có quy định điều kiện cơ sở nuôi trồng thủy sản như sau:
- Khung lồng, phao, lưới, đăng quầng phải làm bằng vật liệu không gây ô nhiễm môi trường, không gây độc hại cho thủy sản nuôi và không để thủy sản nuôi sống thoát ra môi trường;
Có thiết bị cảnh báo cho hoạt động giao thông thủy;
Nơi chứa rác thải phải riêng biệt với nơi chứa, nơi xử lý thủy sản chết, không làm ảnh hưởng đến môi trường;
- Trường hợp cơ sở nuôi trồng thủy sản có khu chứa trang thiết bị, dụng cụ, nguyên vật liệu phải đảm bảo yêu cầu bảo quản của nhà sản xuất, nhà cung cấp;
Cơ sở nuôi trồng thủy sản có khu sinh hoạt, vệ sinh phải bảo đảm nước thải, chất thải sinh hoạt không làm ảnh hưởng đến khu vực nuôi.
- Trang thiết bị sử dụng trong nuôi trồng thủy sản phải làm bằng vật liệu dễ làm vệ sinh, không gây độc đối với thủy sản nuôi, không gây ô nhiễm môi trường.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch Dương Tháng 12 2024 chi tiết, chính xác nhất? Tháng 12 năm 2024 có bao nhiêu ngày theo lịch Dương?
- Tăng lương hưu cán bộ công chức viên chức thêm được bao nhiêu tiền? Đã chốt tăng lương hưu 2025 của CBCC viên chức chưa?
- Đối tượng nào được khai thác thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản?
- Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh 2024 cập nhật mới nhất? Cá độ bóng đá giải Ngoại hạng anh bị phạt bao nhiêu năm tù?
- Cấm xuất khẩu là gì? Áp dụng biện pháp cấm xuất khẩu trong trường hợp nào?