Các ngân hàng thương mại cổ phần tích cực tham gia Đề án Đầu tư xây dựng ít nhất 01 triệu căn hộ nhà ở xã hội giai đoạn 2021 - 2030?
- Các ngân hàng thương mại cổ phần tích cực tham gia Đề án Đầu tư xây dựng ít nhất 01 triệu căn hộ nhà ở xã hội giai đoạn 2021 - 2030?
- Những vấn đề vướng mắc trong phát triển nhà ở xã hội cần quan tâm hiện nay là gì?
- Ngân hàng thương mại nào có trách nhiệm chính trong việc thực hiện phối hợp cùng Ngân hàng nhà nước triển khai chương trình đầu tư xây dựng căn hộ nhà ở xã hội?
Các ngân hàng thương mại cổ phần tích cực tham gia Đề án Đầu tư xây dựng ít nhất 01 triệu căn hộ nhà ở xã hội giai đoạn 2021 - 2030?
Ngày 25/5/2023 Thủ tướng Chính phủ ban hành Công điện 469/CĐ-TTg năm 2023 về việc tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững.
Theo đó, Thủ tướng đã có chỉ đạo yêu cầu các ngân hàng nhà nước chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng và các Bộ, ngành liên quan triển khai Chương trình tín dụng 120.000 tỷ đồng, trong đó chủ lực là 04 ngân hàng thương mại nhà nước theo chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết 33/NQ-CP năm 2023.
Chỉ đạo các ngân hàng thương mại cổ phần khác tích cực tham gia thực hiện Đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 01 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021 - 2030.
Tiếp tục đôn đốc, chỉ đạo các tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí để giảm mặt bằng lãi suất huy động và cho vay trên cơ sở bảo đảm sản xuất, kinh doanh, hiệu quả, kịp thời thúc đẩy mở rộng tín dụng phù hợp với xu hướng lạm phát giảm và yêu cầu thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh; tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ đầu tư dự án bất động sản, người mua nhà tiếp cận nguồn vốn tín dụng.
Tổ chức triển khai và theo dõi việc triển khai thực hiện về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn và quy định việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua, bán trái phiếu doanh nghiệp, để kịp thời hướng dẫn và tháo gỡ các vướng mắc phát sinh.
Tăng cường kiểm tra, đôn đốc các tổ chức tín dụng triển khai thực hiện các giải pháp hỗ trợ, thúc đẩy phát triển thị trường bất động sản.
Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, cơ quan có liên quan đề xuất xử lý tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản thuộc lĩnh vực quản lý đối với những vấn đề phát sinh, vượt thẩm quyền. Trường hợp phải báo cáo, xin ý kiến Thủ tướng Chính phủ thì phải đề xuất rõ giải pháp, căn cứ pháp lý theo nguyên tắc vướng mắc thuộc thẩm quyền của cấp nào thì cấp đó phải giải quyết.
Các ngân hàng thương mại cổ phần tích cực tham gia Đề án Đầu tư xây dựng ít nhất 01 triệu căn hộ nhà ở xã hội giai đoạn 2021 - 2030? (Hình từ Internet)
Những vấn đề vướng mắc trong phát triển nhà ở xã hội cần quan tâm hiện nay là gì?
Căn cứ tại tiết a Tiểu mục 2 Mục II Nghị quyết 33/NQ-CP năm 2023 quy định về những vấn đề vướng mắc cần quan tâm trong thời gian gần đây bao gồm:
Thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội
a) Trong lúc chờ Quốc hội thông qua Luật Nhà ở (sửa đổi) để tháo gỡ tổng thể, đồng bộ những khó khăn, vướng mắc hiện nay trong phát triển nhà ở nói chung, phát triển nhà ở xã hội nói riêng, Chính phủ xây dựng, trình đề nghị Quốc hội xem xét, ban hành “Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số chính sách nhằm đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội” để tháo gỡ ngay một số khó khăn, vướng mắc cụ thể nhằm tạo động lực phát triển nhà ở xã hội trong thời gian tới; trong đó đặc biệt quan tâm đến những nội dung vướng mắc lớn trong thời gian qua, như:
(1) Về giao đất để đầu tư xây dựng dự án nhà ở xã hội; (2) Về quy hoạch, bố trí quỹ đất dành để phát triển nhà ở xã hội; (3) Về lựa chọn chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội; (4) Về quyền lợi và ưu đãi chủ đầu tư; (5) Về xác định giá bán, giá cho thuê, giá cho thuê mua nhà ở xã hội; (6) Về đối tượng và điều kiện được thụ hưởng chính sách nhà ở xã hội...
...
Như vậy, một số vấn đề cần đặc biệt quan tâm trong thời gian gần đây đối với vấn đề thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội như là:
- Giao đất để đầu tư xây dựng dự án nhà ở xã hội;
- Quy hoạch, bố trí quỹ đất dành để phát triển nhà ở xã hội;
- Lựa chọn chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội;
- Quyền lợi và ưu đãi chủ đầu tư;
- Xác định giá bán, giá cho thuê, giá cho thuê mua nhà ở xã hội;
- Đối tượng và điều kiện được hưởng chính sách nhà ở xã hội;
- Một số vấn đề thực tiễn khác.
Ngân hàng thương mại nào có trách nhiệm chính trong việc thực hiện phối hợp cùng Ngân hàng nhà nước triển khai chương trình đầu tư xây dựng căn hộ nhà ở xã hội?
Căn cứ theo Tiết d Tiểu mục 3 Mục III Nghị quyết 33/NQ-CP năm 2023 quy định về các đơn vị chủ trì triển khai Chương trình tín dụng khoảng 120.000 tỷ đồng đầu tư xây dựng căn hộ nhà ở xã hội như sau:
Ngân hàng nhà nước
...
d) Chủ trì triển khai Chương trình tín dụng khoảng 120.000 tỷ đồng để chỉ đạo các ngân hàng thương mại, trong đó chủ lực là 04 ngân hàng thương mại nhà nước (Agribank, BIDV, Vietcombank, Vietinbank) cho chủ đầu tư và người mua nhà của các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ vay với lãi suất trong thời gian ưu đãi thấp hơn 1,5-2% so với lãi suất cho vay trung dài hạn VND bình quân của các ngân hàng thương mại nhà nước (bao gồm Agribank, BIDV, Vietcombank, Vietinbank) trên thị trường và các ngân hàng thương mại ngoài nhà nước có đủ điều kiện với các gói tín dụng cụ thể trong từng thời kỳ; phối hợp với Bộ Xây dựng và các bộ, ngành, cơ quan có liên quan xác định danh mục dự án, đối tượng, điều kiện, tiêu chí được thụ hưởng Chương trình.
...
Như vậy, 04 ngân hàng thương mại chủ lực phối hợp cùng Ngân hàng nhà nước triển khai Chương trình tín dụng khoảng 120.000 tỷ đồng đầu tư xây dựng căn hộ nhà ở xã hội gồm:
- Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn (Agribank);
- Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV);
- Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank);
- Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (Vietinbank).
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người có giấy phép lái xe hạng A2 được điều khiển loại xe nào từ 01/01/2025?
- Địa chỉ Học viện Tòa án ở đâu? Học viện Tòa án có mã trường là gì?
- Lịch âm 2025, Lịch vạn niên 2025, Lịch 2025: Chi tiết, đầy đủ nhất cả năm 2025?
- Khi nào chứng thư thẩm định giá hết hạn? Chứng thư thẩm định giá không bắt buộc cập nhật vào CSDL quốc gia trong trường hợp nào?
- Thời hạn bình ổn giá hàng hóa dịch vụ bao lâu? Gia hạn thời gian bình ổn giá hàng hóa dịch vụ được không?