Giảng viên thỉnh giảng đại học có bắt buộc phải có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm hay không?
Giảng viên thỉnh giảng đại học có bắt buộc phải có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm hay không?
Tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 20/2020/TT-BLĐTBXH có quy định về đội ngũ giảng viên như sau:
Quy định về đội ngũ giảng viên
1. Có đủ giảng viên để giảng dạy, trong đó số giảng viên cơ hữu phải đảm bảo giảng dạy tối thiểu 70% khối lượng chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho nhà giáo giáo dục nghề nghiệp.
2. Đội ngũ giảng viên cơ hữu, giảng viên thỉnh giảng tham gia giảng dạy phải có trình độ thạc sĩ trở lên, có bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành sư phạm hoặc chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm dạy trình độ cao đẳng hoặc chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên đại học, cao đẳng hoặc tương đương và có ít nhất 5 năm liên tục trực tiếp giảng dạy trình độ cao đẳng hoặc trình độ đại học trở lên.
3. Có tối thiểu 30% giảng viên cơ hữu trở lên có chuyên môn đào tạo về sư phạm hoặc giáo dục học hoặc quản lý giáo dục hoặc tâm lý học giáo dục.
Như vậy, giảng viên thỉnh giảng đại học không bắt buộc phải có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm.
Giảng viên thỉnh giảng đại học có trình độ thạc sĩ trở lên, có bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành sư phạm hoặc chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm dạy trình độ cao đẳng hoặc tương đương và có ít nhất 5 năm liên tục trực tiếp giảng dạy trình độ cao đẳng hoặc trình độ đại học trở lên là có thể tham gia giảng dạy.
Giảng viên thỉnh giảng đại học có bắt buộc phải có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm hay không? (Hình từ Internet)
Giảng viên thỉnh giảng phải đáp ứng tiêu chuẩn gì?
Tại Điều 5 Thông tư 44/2011/TT-BGDĐT có quy định giảng viên thỉnh giảng phải đáp ứng tiêu chuẩn như sau:
- Đối với việc giảng dạy các môn học, các chuyên đề được quy định trong chương trình giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục trung cấp chuyên nghiệp, giáo dục đại học và giáo dục thường xuyên để lấy văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân, nhà giáo thỉnh giảng phải đảm bảo các tiêu chuẩn:
+ Phẩm chất, đạo đức, tư tưởng tốt;
+ Đạt trình độ chuẩn được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ;
+ Đủ sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp;
+ Lý lịch bản thân rõ ràng.
Giáo viên thỉnh giảng là giáo viên trong biên chế, giáo viên cơ hữu của cơ sở giáo dục mầm non hoặc cơ sở giáo dục phổ thông thì phải đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên của cấp học mà nhà giáo đó thỉnh giảng.
- Đối với việc giảng dạy các chuyên đề không có trong chương trình giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục trung cấp chuyên nghiệp, giáo dục đại học và giáo dục thường xuyên để lấy văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân, nhà giáo thỉnh giảng phải có trình độ học vấn và kinh nghiệm chuyên môn phù hợp.
- Đối với việc giảng dạy chương trình bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học tại trung tâm giáo dục thường xuyên, giáo viên thỉnh giảng phải đạt trình độ chuyên môn từ cao đẳng trở lên.
- Đối với hoạt động hướng dẫn, tham gia chấm, hội đồng chấm đồ án, khoá luận tốt nghiệp; hướng dẫn, tham gia hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ, nhà giáo thỉnh giảng phải đảm bảo quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ và đảm bảo các tiêu chuẩn:
+ Phẩm chất, đạo đức, tư tưởng tốt;
+ Đạt trình độ chuẩn được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ;
+ Đủ sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp;
+ Lý lịch bản thân rõ ràng.
- Đối với hoạt động hướng dẫn thí nghiệm, thực hành, thực tập theo các chương trình giáo dục, giảng viên, giáo viên thỉnh giảng phải đáp ứng các yêu cầu thí nghiệm, thực hành, thực tập của môn học, chuyên đề, chương trình giáo dục; đạt tiêu chuẩn quy định đối với nhân viên làm công tác thí nghiệm.
- Đối với hoạt động tham gia xây dựng và phát triển chương trình đào tạo, biên soạn giáo trình, tài liệu giảng dạy, sách tham khảo, theo ngành, chuyên ngành thỉnh giảng, giảng viên thỉnh giảng phải đảm bảo ít nhất một trong các yêu cầu sau:
+ Có công trình khoa học được công bố trên tạp chí khoa học hoặc trong tuyển tập hội thảo khoa học trong, ngoài nước;
+ Có sách chuyên khảo đã được xuất bản;
+ Có đề tài nghiên cứu khoa học được nghiệm thu đạt yêu cầu từ cấp khoa và tương đương trở lên;
+ Có hợp đồng chuyển giao công nghệ đã được nghiệm thu, thanh lý.
Hạn mức giờ thỉnh giảng của giảng viên thỉnh giảng được quy định như thế nào?
Tại Điều 6 Thông tư 44/2011/TT-BGDĐT có quy định hạn mức giờ thỉnh giảng như sau:
Hạn mức giờ thỉnh giảng
Tổng số giờ thỉnh giảng trong một năm học của một nhà giáo thỉnh giảng không vượt quá tổng định mức giờ giảng dạy và giờ dạy thêm theo quy định của pháp luật đối với nhà giáo trong biên chế, nhà giáo cơ hữu thực hiện cùng nhiệm vụ.
Như vậy, giảng viên thỉnh giảng có hạn mức giờ thỉnh giảng không vượt quá tổng định mức giờ giảng dạy và giờ dạy thêm đối với nhà giáo trong biên chế, nhà giáo cơ hữu thực hiện cùng nhiệm vụ.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- vnEdu.vn đăng nhập tra điểm nhanh nhất 2024 dành cho phụ huynh và học sinh?
- Xếp hạng 6 di tích quốc gia đặc biệt đợt 16 năm 2024?
- Tháng 11 âm lịch là tháng mấy dương lịch 2024? Xem lịch âm Tháng 11 2024 chi tiết?
- Mẫu Bản thuyết minh Báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp hoạt động liên tục mới nhất 2024?
- Nội dung công việc thực hiện công tác địa chất đánh giá tài nguyên khoáng sản đất hiếm từ 06/01/2025?