Nhiều hộ gia đình hoặc cộng đồng dân cư có được nhận khoán bảo vệ rừng?
Khoán rừng là gì?
Căn cứ quy định khoản 1 Điều 3 Nghị Định 168/2016/NĐ-CP có quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Khoán rừng, vườn cây, mặt nước là hình thức thỏa thuận thực hiện công việc trong hoạt động quản lý bảo vệ, sử dụng, sản xuất kinh doanh giữa bên khoán và bên nhận khoán trong một thời hạn nhất định.
Như vậy, khoán rừng là hình thức thỏa thuận thực hiện công việc trong hoạt động quản lý bảo vệ, sử dụng, sản xuất kinh doanh giữa bên khoán và bên nhận khoán trong một thời hạn nhất định.
Nhiều hộ gia đình hoặc cộng đồng dân cư có được nhận khoán bảo vệ rừng? (Hình ảnh Internet)
Nhiều hộ gia đình hoặc cộng đồng dân cứ có được nhận khoán bảo vệ rừng?
Căn cứ quy định khoản 2 Điều 2 Nghị Định 168/2016/NĐ-CP có quy định về đối tượng nhận khoán như sau:
Đối tượng áp dụng
...
2. Hộ gia đình, cá nhân đang cư trú hợp pháp tại địa phương (xã, phường, thị trấn) theo quy định của Luật cư trú năm 2006; cộng đồng dân cư thôn theo quy định của Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 và Luật đất đai năm 2013 nơi có đối tượng khoán (sau đây viết chung là bên nhận khoán).
Căn cứ quy định khoản 2 Điều 4 Nghị Định 168/2016/NĐ-CP có quy định về tiêu chí xác định bên khoán và nhận khoán như sau:
Tiêu chí xác định bên khoán và nhận khoán
2. Bên nhận khoán quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định này phải đảm bảo đủ các tiêu chí sau:
a) Cá nhân nhận khoán có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và trong độ tuổi lao động, đảm bảo thực hiện được hợp đồng khoán và không là thành viên trong hộ gia đình hoặc cộng đồng dân cư thôn đã nhận khoán theo quy định tại điểm b, c của khoản này;
b) Hộ gia đình nhận khoán có thành viên có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và trong độ tuổi lao động, đảm bảo thực hiện hợp đồng khoán và không là thành viên của cộng đồng dân cư thôn đã nhận khoán theo quy định tại các điểm a và c của khoản này;
c) Cộng đồng dân cư thôn nhận khoán đảm bảo đủ Điều kiện về tổ chức, nhân lực, vật lực để thực hiện hợp đồng khoán;
d) Trường hợp số cá nhân, hộ gia đình đề nghị nhận khoán lớn hơn nhu cầu khoán, thì bên khoán ưu tiên khoán cho cá nhân, hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số; cá nhân, hộ gia đình người Kinh nghèo.
Như vậy, hiện tại chưa có quy định pháp luật về việc nhiều hộ gia đình hay nhóm hộ gia đình nhận khoán. Đôi với công đồng dân cư, hiện nay quy định pháp luật chỉ quy định đối tượng là cộng đồng dân cư thôn là đối tượng nhận khoán, đối với những cộng đồng dân cư khác hiện nay chưa có quy định về việc nhận khoán.
Lưu ý: Trường hợp số cá nhân, hộ gia đình đề nghị nhận khoán lớn hơn nhu cầu khoán, thì bên khoán ưu tiên khoán cho cá nhân, hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số; cá nhân, hộ gia đình người Kinh nghèo.
Hạn mức khoán đối với hộ gia đình nhận khoán bảo vệ rừng là bao nhiêu?
Căn cứ quy định khoản 2 Điều 6 Nghị Định 168/2016/NĐ-CP có quy định về thời hạn, hạn mức và đơn giá khoán như sau:
Thời hạn, hạn mức và đơn giá khoán
...
2. Hạn mức khoán
Đối với khoán công việc, dịch vụ hạn mức khoán do bên khoán và bên nhận khoán thỏa thuận. Trường hợp khoán ổn định theo chu kỳ sản xuất kinh doanh, bên khoán căn cứ vào quy mô diện tích khoán và nhu cầu của bên nhận khoán để thỏa thuận và xác định hạn mức khoán phù hợp, trong đó:
a) Hạn mức khoán cho cá nhân theo thỏa thuận, nhưng không quá 15 héc ta.
b) Hạn mức khoán cho hộ gia đình theo thỏa thuận, nhưng không quá 30 héc ta.
c) Hạn mức khoán cho cộng đồng dân cư thôn theo thỏa thuận, nhưng tổng diện tích khoán không vượt quá tổng diện tích bình quân mỗi hộ gia đình trong cộng đồng không quá 30 héc ta tại thời điểm hợp đồng khoán.
Như vậy,đối với hộ gia đình nhận khoán, hạn mức khoán bảo vệ rừng cho hộ gia đình theo thỏa thuận, nhưng không quá 30 héc ta.
Hồ sở nhận khoán bảo vệ rừng bao gồm những loại gì?
Căn cứ Điều 8 Nghị Định 168/2016/NĐ-CP có quy định về hồ sơ khoán như sau:
Hồ sơ khoán
1. Hồ sơ khoán đối với khoán công việc và dịch vụ: Hợp đồng khoán.
2. Hồ sơ khoán ổn định theo chu kỳ sản xuất kinh doanh
a) Hồ sơ nhận khoán theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 7 Nghị định này.
b) Hợp đồng khoán.
c) Sơ đồ khu vực có diện tích thực hiện khoán. Trong đó, thể hiện rõ vị trí, ranh giới và hiện trạng diện tích khoán.
d) Biên bản giao, nhận khoán.
đ) Các tài liệu liên quan khác (nếu có).
3. Hồ sơ khoán được lưu giữ tại bên khoán và nhận khoán.
Như vậy, hồ sơ nhận khoán bảo vệ rừng sẽ phân ra hai trường hợp như sau:
- Hồ sơ khoán đối với khoán công việc và dịch vụ:
+ Hợp đồng khoán.
- Hồ sơ khoán ổn định theo chu kỳ sản xuất kinh doanh:
+ Hồ sơ nhận khoán theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 7 Nghị định này.
+ Hợp đồng khoán.
+ Sơ đồ khu vực có diện tích thực hiện khoán. Trong đó, thể hiện rõ vị trí, ranh giới và hiện trạng diện tích khoán.
+ Biên bản giao, nhận khoán.
+ Các tài liệu liên quan khác (nếu có).
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?